Trường hợp ở nước ngoài, hay người Việt ra nước ngoài học vượt có lẽ các mẹ thấy đã nhiều. Những trường hợp trong nước tuy khá hiếm nhưng cũng thực sự cho thấy sự cởi mở của giáo dục, tài không đợi tuổi.

Mới đây em đọc trên Thanh Niên về trường hợp của cậu bé 8 tuổi ở Đồng Tháp. Cậu bé đang học lớp 5 tại Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm (xã Hòa An, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp). Đây là học sinh tiểu học đầu tiên ở Đồng Tháp được xét học vượt 2 lớp.

hình ảnh

Ảnh VNE

Lữ Hoài Thương sinh ngày 27/10/2014. Gia đình cho biết, từ nhỏ, bé đã thích tranh, ảnh, các chữ treo ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu. Mỗi khi thấy bức tranh là con hỏi và đòi cha mẹ đọc chữ, giải thích. Có lẽ vì ham học hỏi nên khi học mẫu giáo, bé đã đọc trôi chảy số lượng lớn các từ tiếng Anh thông dụng và biết giao tiếp tiếng Anh. 22 tháng tuổi, em có thể học như các anh chị từ 4 - 7 tuổi trong lớp Tiếng Anh do thầy giáo người nước ngoài dạy.

Năm 2020, khi đăng ký cho Thương vào học lớp 1 của trường, cha mẹcho biết em đã biết đọc, viết và tính toán. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm cũng khẳng định em biết tất cả nội dung chương trình lớp 1. Sau khi Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, cha mẹ Thương đã gặp nhà trường để xin làm hồ sơ học vượt lớp cho con. Nhà trường đã nghiên cứu quy định vượt lớp cấp tiểu học và thành lập hội đồng giám định năng lực cho Thương để xem xét cho em học lớp 3. Kết quả là cậu nhóc đã học vượt lớp, thay vì vào lớp 1 thì lên thẳng lớp 3.

hình ảnh

Ảnh TN

Hiện nay cậu bé 8 tuổi, thay vì học lớp 3 như các bạn thì học lớp 5 do đã học vượt hai lớp từ đầu vào. Thầy cô giáo cũng có lúc e ngại sợ em phát triển đến giai đoạn nào đó thì chậm lại, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình học tập. Thế nhưng sức học của Thương chưa có dấu hiệu chựng lại. Việc cho Thương học vượt lớp là đúng đắn, phù hợp với quy định, giúp em được học tập và phát triển tốt phẩm chất, năng lực. Điều đó thể hiện qua bảng thành tích “khủng” như giải Vàng Toán VioEdu cấp tỉnh lớp 4, giải Vàng Toán quốc Tế FMO lớp 4, giải Vàng Toán quốc Tế IMC lớp 5 - 6, giải Nhất Cuộc thi ViOlympic Toán - Tiếng Anh và Tiếng Việt cấp thành phố, giải Nhì chung kết Cuộc thi Toán Hoa Kỳ Mathnasium lớp 5 khu vực phía Nam…

hình ảnh

Ảnh TN

Việc học vượt lớp của cậu bé Đồng Tháp cũng gây ra nhiều tranh luận, có người cho rằng nếu sức học của con tốt thì cứ nên để con học đúng với năng lực của mình. Người thì e ngại liệu tuổi thơ con có mất đi khi học ngày học đêm để nhảy lớp. Cư dân mạng bình luận:

“Tôi ủng hộ việc học vượt. Nếu tính theo lộ trình sau khi bé học vượt 2 năm, các năm sau học bình thường như bao bạn khác thì năm 16 tuổi bạn sẽ vào ĐH, năm 20 tuổi bạn sẽ tốt nghiệp ĐH. Nếu học vượt ở ĐH thì có thể sớm hơn 1 năm, tức 19 tuổi sẽ tốt nghiệp ĐH đối với hệ đào tạo 4 năm). Như vậy sẽ rút ngắn được 2-3 năm so với các bạn đồng trang lứa. 2-3 năm ở tuổi lao động sẽ đi làm có tiền trong khi các bạn khác còn dùng tiền của gia đình.

“Bác nào sợ đánh mất tuổi thơ của con thì chịu. Cậu bé này xem việc học hành là đam mê chứ cha mẹ có phải gò ép đâu. Học dở bị lưu ban thì học vượt trội cũng nên cho vượt cấp”

“Đi học chung với tất cả bạn bè đều lớn hơn ít nhất 2 tuổi sẽ biết thiệt thòi là thế nào. Không bạn bè, luôn bị lấn lướt”

“Bé thông minh nên tiếp thu kiến thức nhanh hơn các bạn cùng tuổi thì liên quan gì đến đánh mất tuổi thơ? Mình từng học đại học với các bạn trường chuyên và nhận thấy chương trình đại học quá dễ với các bạn ấy, vừa học vừa chơi vẫn nhẹ nhàng dẫn đầu khóa. Nhiều bạn có nền tảng vững chắc và có phương pháp học nên vừa học vừa chơi vẫn cân được các môn.”

“Nói ra hơi buồn cười chứ con mình mà giỏi thế này mình mừng và vui lắm, vì con không cần đi học thêm và có nhiều thời gian hơn, mình sẽ dành thời gian đưa con đi chơi, du lịch, trải nghiệm thiệt là nhiều, nhưng đó cũng là suy nghĩ của mình với con mình hơn. Mình tin cha mẹ của bé cũng sẽ biết điều gì là tốt nhất cho con họ.”

hình ảnh

Ảnh TN

Cũng có nhiều đứa trẻ "thích học" vì chúng chẳng biết gì khác hơn là ăn, uống, ngủ nghỉ và ...học. Những người thật sự thích học (không kể tuổi tác) có thể học bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào chứ không chỉ là ngồi vào bàn và học với sách.

“Đồng tình cho các cháu trải nghiệm thêm cuộc sống. Thêm nữa là bé học vượt vậy cũng tiết kiệm được một số tiền kha khá hai năm đi học, tui thực dụng nên thấy vậy. Ai học giỏi thì cứ để họ học giỏi, học vượt. Tuỳ theo khả năng mỗi người thôi. Ví dụ cháu nó 16 tuổi đi học ĐH, 18-19 tốt nghiệp đi làm là đẹp, tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình. Ai nói gì nói, không cần phải làm thần đồng hay gì, cứ tiết kiệm được chi phí cho gia đình là tốt rồi.”

“Chúc mừng cháu có thành tích học tập xuất sắc. Tuy nhiên, nếu bé là con mình, mình sẽ không cho học nhảy lớp hoặc vượt cấp. Phụ huynh nên cho con trẻ phát triển tự nhiên, đừng gò ép, nhồi nhét qúa nhiều thứ, trước tiên cần phát triển trí lực trước”

Một đứa trẻ nếu không có hứng thú học hành thì gò ép cách mấy cũng không thể khiến trẻ ổn định. Một phần trong sự kiện học vượt 2 lớp của bé Thương, em thấy công lao của cha mẹ không hề nhỏ. Bởi vì khiến một đứa trẻ yêu thích việc học đến thế, chỉ có thể là do cha mẹ luôn cặn kẽ giải thích, trả lời mọi câu hỏi của con. Và thực tế là Thương rất ham học, có cảm giác cậu bé này là người ham thích khám phá, tìm tòi lĩnh hội những điều mới mẻ.

“Có những mục tiêu con đặt ra quá cao so với lứa tuổi nên đôi khi ham làm quên giờ giấc. Khi đó phải nhắc nhở con để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Con mê học đến độ đó nên làm cha mẹ phải cố gắng để hỗ trợ đam mê của con”, cha bé Thương cho biết.

hình ảnh

Ảnh TN

Mà đúng thiệt luôn nha các mẹ. Em đọc trên Thanh Niên thì mẹ bé Thương đã quyết định nghỉ việc để vừa chơi, vừa học cùng con. Người cha tuy bận rộn nhưng vẫn đặt thợ làm chiếc xe đạp đôi tự chế để ngày ngày đưa đón con đến trường, dành thời gian chơi đùa cùng con. Ngoài việc học, cậu bé còn ham thích âm nhạc, cha mẹ cũng cho con đi học đàn piano mỗi tuần 2 buổi, rồi học đàn tranh. Lịch học mỗi ngày của Thương đều được cha mẹ sắp xếp cân đối vừa học, vừa chơi. Mỗi ngày, sau giờ tan trường, em được cha rước về nhà ăn uống, nghỉ ngơi, đọc truyện tranh. Sau đó, giải toán olympic, tập luyện siêu trí tuệ, luyện đàn… Mỗi dịp cuối tuần chơi các môn thể thao như đá banh, đạp xe. Điều thú bị là Thương bắt đầu ăn chay trường cùng cha mẹ từ lúc lên 3 tuổi.

Hiện tại, cha mẹ hoàn toàn không tạo áp lực hay kỳ vọng quá nhiều vào Thương. Cả 2 đều đồng lòng hỗ trợ tốt nhất để em phát huy những khả năng, sở trường của mình.

“Vợ chồng tôi tâm niệm cùng tạo cơ hội cho con phát triển đúng khả năng, chứ không luyện con thành thần đồng hay thiên tài. Bởi việc ép buộc con phải học theo ý mình là điều rất kỵ”, mẹ bé Thương chia sẻ. Rõ ràng là thay vì gò ép, cha mẹ hãy làm bạn cùng con. Điều này dễ mà khó, khó mà dễ, đúng không các mẹ?