Bố đẻ em vừa nhập viện cấp cứu vì đột quỵ, ông vốn có bệnh tăng huyết áp. Mấy hôm trước đó cũng có dấu hiệu rồi, mẹ em bảo đi viện khám đi nhưng không chịu đi vì sợ lây “cô vít”, rồi sợ bị cách ly ở viện không được về. Xong tính ông chủ quan nữa, cứ bảo chả sao đâu, chết làm sao được. Cuối cùng thì vẫn phải nhập viện, nhưng may được cấp cứu kịp thời các mẹ ạ. Giờ ông sợ rồi, mẹ em bảo sau tôi nói đi thì có đi ngay và luôn không thì ông bảo: “Tôi biết rồi, nghe lời bà cả, hú hồn may không chết”.

Đợt dịch lần này đúng là kéo dài thật mọi người nhỉ, mãi mà chưa thấy có dấu hiệu dừng lại. Số tỉnh có bệnh nhân nhiễm cũng nhiều hơn thành ra ảnh hưởng nhiều tới việc khám chữa bệnh của nhiều người.

Nhưng theo em thấy thì chúng ta phải thật tỉnh táo để phân biệt được đâu là bệnh cấp thiết cần phải tới viện khám và điều trị. Chứ bệnh nặng mà sợ dịch xong ở nhà không chịu chữa rồi không chết vì dịch cũng chết vì bệnh đang mắc rồi.

Em có đọc bài báo bác sĩ chia sẻ những bệnh nền nguy hiểm trong mùa dịch cần phải đi khám và điều trị kịp thời, các mẹ nên tham khảo không thừa ạ:

Theo TS Trần Chí Cường – Giám đốc BV Đa khoa quốc tế Cần Thơ thì thời gian vừa rồi có nhiều ca cấp cứu đột quỵ đến bệnh viện quá muộn vì người bệnh sợ nCov không dám tới. Lúc tới viện thì bác sĩ cũng không cứu được nữa vì đã qua thời gian vàng.

Không chỉ nguy cơ biến chứng từ các bệnh lý nền sẵn có mà trong đại dịch những người mắc bệnh  không lây nhiễm cũng làm tăng nguy cơ tử vong của họ hơn. TS Cường đưa ra các ví dụ như các bệnh sau:

1. Đái tháo đường

Đây là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống miễn dịch của bệnh nhân khiến người bị tiểu đường có nguy cơ lây nhiễm cao, có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong gấp 5 đến 10 lần so với người bình thường. Đường huyết cao thì nguy cơ tử vong càng cao. Đái tháo đường làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh và khi nhiễm virus thì sẽ nhanh chóng bị đánh gục hơn.

2. Bệnh lý tăng huyết áp

hình ảnh

Ảnh minh họa.Nguồn: Internet

Đây cũng là bệnh nền khá nguy hiểm trong dịch nCov. Nếu huyết áp không ổn định kèm theo nhiễm nCov nữa thì sẽ trở thành 'thảm hỏa' nhân đôi đó ạ. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu của tăng huyết áp thì nên đi khám và điều trị sớm đi ạ.

3. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người bị bệnh do hút thuốc lá nhiều năm. Bởi vì, bệnh nhân có tổn thương phổi trước rồi thì khi mắc nCov sẽ gia tăng yếu tố tử vong. Nếu bệnh nhân bị bệnh này có suy hô hấp thì thở máy cũng khó hơn vì họ khó duy trì được hô hấp.

4. Các bệnh lý về chuyển hóa

Cụ thể như: Mỡ máu cao, thừa cân béo phì, hội chứng curshing do sử dụng giảm đau kéo dài… những hội chứng này làm cho đề kháng bệnh nhân kém nếu kèm theo nhiễm nCov nữa thì việc suy hô hấp sẽ càng tăng, tăng nguy cơ tử vong là điều chắc chắn.

Tăng mỡ máu nguy cơ ít hơn nhưng cũng gia tăng biến chứng huyết khối trong lòng mạch khi mắc thêm nCov khiến bệnh nền khó kiểm soát hơn so với người không có bệnh lý đi kèm.

TS Cường cũng cho biết, hiện nay có nhiều phân tích đối với bệnh lý nền như bệnh nhân trên nếu còn thêm bệnh suy gan, suy thận nữa thì dù ít gặp hơn nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhiễm nCov.

Ví dụ người suy thận khi sử dụng thuốc điều trị có thể làm mức độ suy thận nặng hơn dẫn tới bệnh nhân cần lọc thận, ECMO… rất nhiều biến chứng liên quan tới điều trị. Bệnh nhân càng nhiều bệnh lý nền thì nguy cơ tử vong càng gia tăng so với người ít bệnh lý nền hoặc không có bệnh lý nền nào cả.

Những lưu ý trong mùa dịch

Ngoài nguy cơ bệnh biến chứng khi mắc nCov thì bác sĩ Cường cũng lưu ý trong đại dịch những ai bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần hết sức cẩn thận vì có thể xảy ra đột quỵ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nghành y tế cũng có nhiều giải pháp hạn chế rủi ro hơn cho người bệnh như: Kê đơn thuốc lên 3 tháng để hạn chế đi lại. Nhưng nếu trong thời gian đó bệnh nhân có vấn đề gì vẫn phải tới khám ngay.

Người bệnh cần có kiến thức nền để bảo vệ chính mình trong mùa dịch. Nếu bị tăng huyết áp thì cần kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà, duy trì uống thuốc ổn định huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp có dấu hiệu xấu thì cần đi khám ngay.

Bệnh nhân tiểu đường cũng phải học cách đo đường huyết tại nhà để nắm bắt được tình hình bệnh tật.

Với người đang điều trị phòng đột quỵ cần kiểm soát tốt bệnh lý, hạn chế thuốc lá, rượu bia. Nếu cách ly tại nhà hút thuốc nhiều hơn, rượu bia nhiều hơn sẽ làm bệnh tăng lên. Nếu nhức đầu đột ngột, nôn ói, nói đớ, yếu tay chân nên đến bệnh viện kịp thời không vì sợ nCov quá mà mất đi cơ hội cứu chữa người bệnh.

Việc khám tư vấn online cũng giải quyết được 1 phần nhu cầu nhưng một số trường hợp không thể chờ đợi khám chữa online được. Nên nếu thấy cần thiết và nguy hiểm thì lập tức tới bệnh viện để được điều trị.

Nguồn tổng hợp