Mọi người thường có thói quen tiêm vắc xin cúm đều đặn hàng năm, thời điểm này cũng sắp bước sang mùa đông - thời điểm mà bệnh cúm hoành hành.

Chính vì vậy, vào tầm này như mọi năm, nhiều người đã rục rịch đi tiêm phòng cúm như thường lệ rồi.

Nhưng năm nay có nhiều khác biệt, do "cô vi" hoành hành nên mọi người đã được tiêm vắc xin nCoV để tạo miễn dịch, điều này khiến không ít người đặt ra câu hỏi "đã tiêm vắc xin nCoV thì có tiêm thêm vắc xin cúm được không?".

Ngoài ra còn một số thắc mắc liên quan đến vấn đề tiêm chủng, chẳng hạn như đang có bệnh này bệnh kia thì có được tiêm vắc xin không, và người bị dị ứng thuốc các kiểu thì làm thế nào để an toàn khi tiêm chủng...

Tính ra cho đến giờ vắc xin nCoV vẫn còn rất mới mẻ và chưa có nhiều thời gian để mọi người tìm hiểu kỹ càng, vì vậy hàng vạn câu hỏi được đặt ra cũng là điều dễ hiểu.

Giờ thì những thắc mắc về tiêm chủng của mọi người đã được PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Trưởng Bộ môn Nhi Trường ĐH Y Dược TP HCM, kiêm Trưởng đơn vị điều trị nCoV, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) giải đáp đầy đủ trên báo chính thống rồi nhé.

hình ảnh

Mọi người được tiêm vắc xin nCoV để tạo miễn dịch. Ảnh: NLĐ

Theo thông tin đăng tải trên báo chi, câu hỏi đầu tiên như sau: Tôi có tiền sử dị ứng thuốc và bị suy hô hấp, tại điểm tiêm vắc xin nCoV bác sĩ nói phải đến bệnh viện để tiêm. Tôi cũng đã liên hệ nhiều bệnh viện và họ nói chưa có dịch vụ này. Vậy tôi phải làm sao để được tiêm vắc xin?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên trả lời: Bạn nên thông báo với bác sĩ bản thân bị dị ứng thuốc gì và phản ứng như thế nào.

Nếu như bị dị ứng độ 3 thì mới chống chỉ định, còn trường hợp nhẹ thì vẫn tiêm chủng bình thường (tại các điểm tiêm đều có bác sĩ cấp cứu). Để được tiêm vắc xin nCoV, bạn hãy liên hệ với y tế địa phương.

Câu hỏi thứ 2: Tôi bị viêm phụ khoa nhẹ, đã được bác sĩ kê đơn thuốc 5 ngày, tôi uống được 2 ngày thì có lịch tiêm vắc xin nCoV. Vậy tôi có thể tiêm không?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên trả lời: Vấn đề của bạn không quan trọng, vì thế nếu có lịch tiêm chủng thì nên tiêm ngay.

Câu hỏi thứ 3: Tôi đang trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ và cũng đã được tiêm 1 mũi vắc xin AstraZeneca. Mũi 2 lại được bệnh viện xếp lịch tiêm vắc xin Pfizer nhưng sau mũi 1 chỉ có thời gian 1 tháng, vậy có sao không?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên trả lời: Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin nCoV tối thiểu 1 tháng là có thể tiêm tiếp, không sao cả. Bạn nên đi tiêm mũi 2, bởi tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ có lượng kháng thể nhiều hơn 1 mũi.

Câu hỏi thứ 4: Tôi năm nay 81 tuổi và vợ tôi 77 tuổi, chúng tôi đã được tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer (mũi 2 là vào ngày 30/8). Trước đó ngày 22/10/2020 chúng tôi đã tiêm ngừa vắc xin cúm Influvac. Vậy vào tháng 10 tới đây, chúng tôi có thể (hoặc cần phải) tiêm ngừa cúm cho năm nay không?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên trả lời: Chào bác, chúc mừng bác đã tiêm xong vắc xin nCoV, sắp tới bác vẫn có thể tiêm ngừa cúm bình thường. Chúc 2 bác mạnh khỏe và hạnh phúc.

hình ảnh

Nhiều người thắc mắc đã tiêm vắc xin nCoV thì có tiêm thêm vắc xin cúm được không. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tiêm phòng cúm có thể giảm 49% nguy cơ nhiễm 'cô vi'

Theo một nghiêm cứu mới được đăng trên trang Web về y học MedRxiv, cho thấy vắc xin cúm có thể ảnh hưởng đến cả phản ứng và tỷ lệ nhiễm nCoV.

Để có những kết quả này, nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ mắc virus SARS-CoV-2 giữa các nhân viên tại một bệnh viện lớn ở Hà Lan và so sánh tỷ lệ này giữa những người đã được tiêm vắc xin cúm trước đó với những người không tiêm.

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, trong số các nhân viên bệnh viện, tỷ lệ mắc nCoV ở những người đã tiêm vắc xin cúm thấp hơn nhiều so những người không tiêm.

Cụ thể, trong số 184 người nhiễm nCoV, những người đã được tiêm phòng cúm giảm được gần 37% nguy cơ. Nghiên cứu tương tự trong đợt dịch nCoV thứ 2, nhóm tiêm phòng cúm có nguy cơ thấp hơn đến gần 49%.

Các chuyên gia cho rằng, tác dụng bảo vệ này có thể là do cơ thể đã huấn luyện khả năng miễn dịch. Như vậy, kết quả này đã cho thấy vắc xin cúm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm nCoV lên đến 49%. Ngoài ra, việc tiêm phòng cúm cũng làm giảm phản ứng viêm sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Những phát hiện này trùng với các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, việc tiêm phòng cúm giúp giảm mắc bệnh nghiêm trọng và qua đời do nCoV.

Trên đây là những thông tin mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại, những ai còn điều thắc mắc về tiêm chủng thì giờ cũng đã có câu trả lời rồi nhé. Mong rằng dịch bệnh qua nhanh và mọi người đều người bình an, cuộc sống bình thường trở lại.

Nguồn: Tổng hợp