Áp xe vú là tình trạng thường gặp đối với sản phụ sau sinh. Có những giai đoạn áp xe nặng nhẹ khác nhau, mẹ chớ nên chủ quan, mà nhận diện sớm nhất có thể để khắc phục một cách hiệu quả nhé.

hình ảnh
𝗔́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́ 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
Áp xe là hiện tượng tụ mủ phát triển dưới da và nhiễm trùng do vi khuẩn, gây đau đớn cho người mẹ đang nuôi con bú. Áp xe vú được coi như là biến chứng của viêm bầu ngực.
Nguyên nhân của 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́ liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng, viêm ngực. Cụ thể là khi các mẹ cho con bú thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào mô vú, ống dẫn sữa qua các vết nứt ở vú.
Ngoài ra thì việc tắc ống dẫn sữa cũng có thể gây ra viêm vú. Khi đó, các tế bào bạch cầu được gửi đến vị trí viêm nhiễm để tấn công vi trùng, tạo ra vị trí chứa đầy mủ (áp xe).
Lưu ý là phụ nữ không cho con bú cũng có thể bị 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́ nếu như vi khuẩn xâm nhập vào núm vú bị đau hoặc nứt, hoặc qua vết xỏ khuyên ở núm vú.
hình ảnh
𝗚𝗶𝗮𝗶 đ𝗼𝗮̣𝗻 𝘁𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗿𝗶𝗲̂̉𝗻 𝗰𝘂̉𝗮 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́ 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝗰𝘂̣ 𝘁𝗵𝗲̂̉
Áp xe vú sẽ tiến triển từ viêm vú mà thành. Vì vậy áp xe chia thành 2 giai đoạn với các triệu chứng cụ thể. Các mẹ cần chú ý theo dõi và nhận diện sớm nhé.
𝗚𝗶𝗮𝗶 đ𝗼𝗮̣𝗻 𝘃𝗶𝗲̂𝗺 𝘃𝘂́
Đây là giai đoạn đầu của áp xe thì người mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến như: sốt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu… Riêng ở phần vú thì sẽ có cảm giác nhức sâu ở bên trong vú, đau vùng vú (đặc biệt là khi cử động cánh tay, vai hoặc khi cho con bú), sưng to bên bị viêm. Vùng da bên vú bị áp xe có thể bị nóng, đỏ, phù nề. Nếu không điều trị kịp thời thì ổ áp xe sẽ phát triển nhanh chóng.
𝗚𝗶𝗮𝗶 đ𝗼𝗮̣𝗻 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́
Khi đã chuyển sang giai đoạn áp xe vú thì ngực sẽ to, sưng. Bên áp xe đặc biệt căng, nóng, phù tím hoặc sưng đỏ. Một số trường hợp nếu như ổ áp xe thông với ống dẫn sữa thì sẽ thấy lẫn mủ trong sữa. Có thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc khuẩn như da xanh, sốt cao, môi khô, rét run, nhức đầu, khát nước, yếu sức…
hình ảnh
𝗕𝗶𝗲̂́𝗻 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝗻𝗴𝘂𝘆 𝗵𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗰𝘂̉𝗮 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́
Đối mặt với tình trạng áp xe vú, người mẹ cảm thấy khó chịu về mặt thể chất lẫn việc cho con bú. Bên cạnh đó thì ổ áp xe còn tiềm ẩn một số nguy hiểm với người mẹ. Nếu áp xe không được phát hiện và điều trị kịp thời thì áp xe có thể tự vỡ hoặc gây hoại tử.
Tuyến vú bị ảnh hưởng gây mất sữa. Nhiễm trùng từ vùng áp xe có thể đi theo mạch máu đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra nhiễm trùng huyết, suy thận, hoại tử các chi… rất nguy hiểm.
Đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
Khi có những dấu hiệu đã kể ở trên, tốt nhất mẹ cần nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Tại đây, tùy theo tình trạng bệnh của người mẹ mà bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.
Trường hợp không điều trị bằng thuốc được thì bác sĩ sẽ có thể thực hiện chích rạch, dẫn lưu mủ khỏi ổ áp xe. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ trên vùng da nhiễm trùng, sau đó sử dụng ống tiêm để hút mủ. Nếu ổ áp xe lớn thì cần rạch và dẫn lưu mủ ra ngoài bằng một ống nhỏ.
Sau đó bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh an toàn với các mẹ cho con bú, để giảm đau và hạ sốt. Tùy theo thể trạng của mẹ cũng như tình trạng khối áp xe mà thời gian hồi phục có thể mất vài ngày cho đến 3 tuần.
hình ảnh
𝗔́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́ 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗰𝗵𝗼 𝗰𝗼𝗻 𝗯𝘂́ đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴?
Mẹ có thể cho con bú ở bên ngực không bị áp xe. Ngoài ra thì bên ngực bị áp xe thì mẹ cũng nên vắt sữa thường xuyên để tránh tình trạng tắc hay viêm nhiễm lặp lại. Mẹ nên xoa bóp 2 bên ngực đều đặn, chườm nóng để làm thông tuyến sữa.
Ngoài ra thì người mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của mình. Mẹ hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress hay căng thẳng quá mức… để giúp sức khỏe hồi phục nhanh hơn nhé.
Sau cùng, các mẹ chú ý là đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng 𝗮́𝗽 𝘅𝗲 𝘃𝘂́. Nhưng cần đặc biệt lưu ý ở các mẹ có tiền sử hút thuốc lá, bị bệnh tiểu đường, béo phì, người từng phẫu thuật ngực hay xỏ khuyên vú, người từng có tiền sử mắc áp xe… thì nên cẩn trọng hơn vì nguy cơ áp xe vú thường xuyên hơn các đối tượng khác.