Xét về góc độ làm cha mẹ, liệu chúng ta có bao giờ đánh giá về mối quan hệ của mình với các con như thế nào chưa?

Liệu có bao nhiêu người hài lòng với cách con cái đối xử với cha mẹ. Một tổ chức ở Bắc Kinh đã tiến hành khảo sát mẫu về tình trạng tâm lý của hơn 3.000 học sinh cấp 2, một trong số đó là “thái độ với cha mẹ” Kết quả cho thấy 56,28% trẻ chọn "cực kỳ không thích hoặc ghét cha mẹ", trong khi chỉ 4,75% trẻ cho biết chúng thích bố mẹ.

Trên thực tế, thái độ của con cái đối với cha mẹ là sự phản ánh trực tiếp những gì cha mẹ làm đối với con cái.

Vì vậy, đừng làm 4 điều sau:

1. Chỉ nhìn thấy mặt xấu của đứa trẻ

Nếu cha mẹ chỉ nhìn thấy mặt xấu của con cái và chỉ có những tương tác tiêu cực với con mình, thì con cái cũng sẽ nhận ra mình như vậy, và mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ chỉ xấu đi.

Có người từng nói rằng, khi mẹ chê bai con, đứa trẻ sẽ không ghét mẹ, con sẽ chán ghét chính bản thân mình. Cha mẹ nào cũng mong con mình hóa rồng hóa phượng, họ đặt ra những yêu cầu cao đối với con mình, dù cố ý hay không, họ cũng sẽ luôn chỉ nhìn thấy khuyết điểm của con mình và muốn nhắc nhở để con làm tốt hơn.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Pragmatismopolitico)

Nếu cha mẹ chỉ nhìn thấy mặt xấu của một đứa trẻ, họ sẽ bỏ qua nhiều đức tính tốt của con. Hãy thử nghĩ xem, nếu chúng ta chỉ nghe đồng nghiệp hoặc lãnh đạo chỉ ra những gì chúng ta đã làm sai, mà không thể nhìn thấy những gì chúng ta đã làm tốt, thì cảm giác sẽ như thế nào? Người lớn chúng ta cũng sẽ nghĩ mình vô dụng, cứ mắc lỗi, thậm chí mất tự tin chứ đừng nói đến trẻ con. Chúng ta nên cố gắng tìm ra nhiều mặt tốt của trẻ, viết ra ba ưu điểm của trẻ mỗi ngày và nói cho trẻ biết. Sau một thời gian, ắt sẽ có bất ngờ thú vị.

2. Dán nhãn cho đứa trẻ

Đã bao giờ chúng ta yêu cầu trẻ giúp một việc gì đó mà trẻ không trả lời, sau đó cha mẹ bực mình và nghĩ rằng trẻ cố ý không trả lời? Hoặc khi trẻ làm sai điều gì đó, cha mẹ luôn nói “Sao con lúc nào cũng làm hỏng việc, sao con không bao giờ làm đúng?...””

Chúng ta đã gắn nhãn xấu về đứa trẻ trong tâm trí mình. Thông thường, chúng ta chú ý đến tình huống phù hợp với ấn tượng này, nhưng thường bỏ qua thông tin không phù hợp với nó. Ngay cả khi gặp tình huống không rõ ràng, chúng ta cũng sẽ mặc định chúng không ngoan. Có một "lý thuyết phân bổ" trong tâm lý học, đó là chúng ta hình thành một cách tự nhiên những nhận thức nhất định về người khác, và những nhận thức này sẽ tăng dần, và cuối cùng trở thành một khuôn mẫu cố định và ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta đối với con cái. Khi dán nhãn cho con mình, cũng là lúc cha mẹ hạn chế tầm nhìn khám phá của chúng. Chúng ta hường nói trẻ không ngoan, lâu ngày sẽ “biến giả thành thật”, và nó thể hiện ở cách con đối xử với cha mẹ.

3. Coi thường đứa trẻ

Coi thường và mắng mỏ trẻ không mang lại điều tốt đẹp gì ngoài việc làm xói mòn lòng tự tin của trẻ. Một số cha mẹ có thể có ý định tốt lúc đầu muốn khuyến khích con cái, nhưng cuối cùng lại dùng những phương pháp gây hấn, luôn lấy "con của người khác" làm gương, và dùng những cách so sánh tiêu cực để giáo dục trẻ.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Mombaby)

“Con thấy không, các bạn học giỏi hơn con nhiều đấy.” “Con làm sai một câu đơn giản như vậy sao ?” “Tại sao con không thể ngoan ngoãn như anh trai mình?”...

Những lời nói này không những không làm cho đứa trẻ tốt hơn, mà còn khiến đứa trẻ nổi loạn, và đứa trẻ quyết định trong thâm tâm rằng cha mẹ chúng nghĩ rằng mình chưa đủ tốt. Hơn nữa, ngay cả khi những đứa trẻ được thúc đẩy bởi những kích thích có tiến bộ hoặc đạt được kết quả, chúng thường chỉ để chứng minh việc cha mẹ phủ nhận mình là sai, và trái tim của chúng vẫn bị tổn thương.

Tất cả các khóa học nhập môn về tâm lý học đều cho chúng ta biết rằng củng cố tích cực hiệu quả hơn củng cố tiêu cực và khuyến khích có thể giúp trẻ phát triển sự tự tin, kích thích tiềm năng của chúng. Vì vậy cha mẹ phải học cách khuyến khích con cái. Bộ não của chúng ta tự nhiên thích các kết nối cảm xúc, và sự khuyến khích và công nhận mang lại niềm vui.

Tất nhiên không phải khen ngợi một cách mù quáng, nếu trẻ không thực hiện tốt thì chưa nói đến việc khen ngợi, có thể nói lời cảm ơn hoặc mỉm cười vào những khoảnh khắc đặc biệt nào đó.

4. Làm thay con quá nhiều

Không biết có ai có gặp trường hợp như vậy không, đôi khi vì vội mà chúng ta giúp trẻ mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng, thậm chí là đút thức ăn vào miệng, … chỉ vì nôn nóng. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình làm việc chậm và làm bài kém, thực tế là cha mẹ làm quá nhiều và không cho con mình cơ hội để rèn luyện. Kết quả là trẻ không có cơ hội để kiểm tra khả năng của mình, không có cơ hội để học những kỹ năng mới, thậm chí chúng nghĩ rằng mình kém cỏi, và sự tự tin của chúng bị tổn thương. Ngoài việc làm những gì có thể cho con cái, nhiều bậc cha mẹ còn bảo bọc con cái quá mức, thậm chí để chúng "không nghe thấy gì ngoài cửa sổ, và chỉ đọc sách của các nhà hiền triết." Nhìn bề ngoài thì có vẻ hết lòng ủng hộ trẻ nhưng thực chất lại đang cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em cần học cách tự mình đối phó với các mối quan hệ giữa các cá nhân, tích lũy kinh nghiệm và bài học từ thử và sai, và không ngừng nâng cao khả năng của mình trong thực tế. Sự kiên trì và ý chí đều trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta thường xuyên sử dụng chúng.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Telegraph)

Đặc biệt trong những năm tháng khó khăn nhất của tuổi vị thành niên, cha mẹ nên hướng dẫn và hỗ trợ con cái, làm tấm gương tốt và quan trọng nhất là hiểu con mình. Hy vọng rằng các bậc cha mẹ có thể khám phá ra nhiều mặt tốt của con mình, khuyến khích con đúng cách và học cách buông bỏ đúng cách để xây dựng mối quan hệ thân thiết tốt đẹp hơn với con cái.

Nguồn Sohu