Rất nhiều trường hợp con ra đời không đúng ngày dự sinh. Vì thế, các mẹ luôn tự hỏi làm sao để biết được con đòi ra đời trước hay sau ngày dự sinh?

Cửa miệng, ai trong chúng ta cũng nói một thai kỳ phải trải qua đủ 9 tháng 10 ngày. Khoảng tính này khớp với 40 tuần thai kỳ. Nhưng thực tế không phải ai cũng đủ ngày đủ tháng mới sinh. Có người sinh trước, có người sinh sau so với ngày dự sinh mà bác sĩ đã đưa ra. Nhưng nhìn chung, các bé sẽ chào đời từ trong khoảng từ tuần thai 38 đến 41.

Phương Anh nghe mọi người nói khoảng 40 tuần mới sinh nên chị không việc gì phải vội. Mọi sự cứ thủng thẳng cho đến một ngày chị bỗng thấy thứ nước màu hồng dính trên đồ trong sau lần vệ sinh. Chị vội vàng gọi chồng về đưa đi viện. Con chị ra đời khi chỉ vừa bước qua tuần 37.  

Vì không chuẩn bị trước giỏ đồ đi sinh nên nhiều món thiếu lên hụt xuống, chị buộc lòng phải mua tại bệnh viện. Đương nhiên ở đây không thiếu món gì, chỉ mỗi tội giá cao hơn bên ngoài gấp đôi mà lại không thể lựa được món đồ ưng ý.

Thực ra, ngày dự sinh không bao giờ là con số chính xác. Đúng như tên gọi của nó, ngày dự sinh chỉ có thể ước tính tuổi thai và không thể tuyệt đối. Trẻ có thể sinh trước hoặc sinh sau ngày dự sinh. Nếu trẻ sinh trước 37 tuần được gọi là sinh non và trẻ sinh sau 38 tuần là sinh thường.

Vậy tại sao có người đủ 40 tuần mới sinh nhưng lại có người sinh trước 38 tuần? Những bà mẹ nào có thể sẽ phải sinh sớm hơn?

1. Mẹ bầu quá trẻ tuổi hoặc quá lớn tuổi

hình ảnh

Ảnh minh họa

Những mẹ bầu quá trẻ tuổi hoặc quá lớn tuổi thì khả năng sinh sớm hơn ngày dự sinh sẽ rất cao. Với phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ, khả năng vận động nhiều và sự phát triển cơ thể còn non nớt sẽ khiến thai nhi khó qua được 40 tuần tuổi. Còn với phụ nữ mang thai lớn tuổi, nguy cơ tai biến sản khoa, thai lưu hoặc sinh non là điều đã được cảnh báo trước. Do đó, nếu trong gia đình có thai phụ thuộc một trong hai đối tượng này thì người nhà cần để ý chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Khi thấy các dấu hiệu bất thường có dấu dọa sinh non thì phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Mẹ bầu bị suy dinh dưỡng

Việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai rất quan trọng. Nếu cung cấp dinh dưỡng không đủ hoặc dinh dưỡng không toàn diện và cân đối sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng, kết quả sẽ dẫn đến sinh non, thậm chí có thể gây sẩy thai và nhiều biến chứng khác. 

Số khác do phản ứng thai nghén gay gắt mà không có cảm giác thèm ăn và ăn quá ít, trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể phát hiện ceton trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng calo hấp thụ của người mẹ quá ít, quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể bị đẩy nhanh, dẫn đến nhiễm toan ceton. Vì vậy, ăn quá ít là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của các mẹ, đặc biệt với những bà bầu nghén nặng thì vô cùng khó chịu.

3. Mẹ bầu bị nôn nghén nặng

Khi có thai, hầu hết phụ nữ sẽ bị ốm nghén ít hoặc nhiều. Theo các chuyên gia y tế, ốm nghén là cơ chế phòng vệ của phụ nữ mang thai để bảo vệ thai nhi, giúp thai nhi không bị tổn hại bởi các ký sinh trùng và độc tố ẩn chứa trong thịt, cá và thực phẩm gia cầm. Phải hiểu rằng thai nhi đang phát triển trong 3 tháng đầu thai kỳ đặc biệt cần sự bảo vệ của người mẹ. Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại bệnh viện, mặc dù buồn nôn và nôn có thể gây khó chịu, nhưng ốm nghén không chỉ làm giảm nguy cơ sảy thai mà còn có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. 

hình ảnh

Ảnh minh họa

Nếu mẹ bầu bị nôn nghén nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể do thức ăn vừa ăn đã trào ra ngoài trước khi kịp tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến thai nhi chậm phát triển. Những trường hợp như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng và khiến thai nhi sinh non. Do đó, trường hợp nặng đến mức không thể ăn uống được gì trong thời gian dài thì cần đến bệnh viện để được truyền dung dịch dinh dưỡng.

4. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt

Hemoglobin trong máu có thể kết hợp với oxy để thực hiện chức năng vận chuyển oxy trong máu và cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên và lượng sắt cơ thể mẹ mang thai cần cũng tăng theo. Cơ thể bà bầu sử dụng sắt để tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho thai nhi. Không có đủ lượng sắt dự trữ hoặc không có đủ chất sắt trong khi mang thai có thể dẫn đến bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bà bầu bị thiếu sắt thì hemoglobin sẽ giảm, tổng hợp không đủ sẽ không cung cấp đủ oxy cho em bé.

Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể thai phụ khiến thai nhi rơi vào tình trạng ngạt thở do thiếu oxy trong tử cung và đối mặt với nguy cơ sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ). Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai cũng có liên quan đến việc sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ trẻ sơ sinh t.ử v.ong trước và sau khi sinh cao hơn.

5. Chế độ ăn uống sai lầm của mẹ bầu

Thói quen ăn uống của bà bầu không chỉ liên quan đến sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nghĩ mà xem, một bà bầu là nhân viên văn phòng, sáng cà phê, chiều cà phê hoặc trà sữa. Lượng caffein nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến mẹ bị kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, hoặc thậm chí cản trở việc lưu thông khí huyết của người mẹ. Việc vận chậm chuyển máu đến nhau thai có thể khiến trẻ sinh non và bị nhẹ cân.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Nếu là 1 trong 5 trường hợp trên, mẹ bầu hãy chuẩn bị cho tình huống có thể phải sinh non trước 37 tuần. Trên thực tế, dù có hay không lọt vào nhóm nguy cơ trên thì bà bầu cũng nên chuẩn bị trước giỏ đồ sinh từ khoảng 1 tháng để khi sinh không thiếu những món đồ thiết yếu nhất. Ngoài ra, để tránh sinh non, mẹ bầu không nên bất cẩn về mọi mặt.