Không phải ai xa lạ, chính cha mẹ có thể khiến những đứa con sống trong sợ hãi.

Nếu dành nhiều thời gian hơn để quan sát con, bố mẹ sẽ thấy rằng điều khiến con sợ hãi, trái tim luôn bị tổn thương không phải đến từ ai khác hay vì điều gì đó ngoài tầm với mà không gì hơn chính là lối hành xử của bố mẹ. Hãy nhìn lại và soi xét bản thân mình xem có điều gì dưới đây đúng với hoàn cảnh gia đình của các mẹ không nhé!

1. Xem thường cảm xúc của con, cha mẹ cãi nhau trước mặt

Một cuộc khảo sát tâm lý từ Viện Nghiên cứu tâm lý trẻ em đã từng tiến hành khảo sát trên 3.000 trẻ em trong độ tuổi đi học với những câu hỏi liên quan đến mối tương quan giữa cha mẹ và con cái. Trong số đó có câu “Con sợ bố mẹ điều gì nhất?”. Câu trả lời thường gặp nhất là: “Con sợ nhất bố mẹ tức giận và dẫn đến cãi nhau.”

hình ảnh

Ảnh minh họa: lifeweek

Các nhà nghiên cứu đã lọc ra tờ đáp án mô tả sinh động cảm giác sợ hãi đó như sau: “Em sợ nhất là lúc bố tôi tức giận. Trông bố rất dữ tợn! Mẹ tôi chỉ biết khóc, còn tôi thì sợ rúm ró như một con chuột nhỏ.”

Cha mẹ thường nghĩ trẻ con ít suy tư. Bố mẹ nói gì cũng không hiểu tường tận. Trên thực tế, đôi mắt long lanh của trẻ em đã ghi lại tất cả những lời nói và việc làm của cha mẹ chúng trước mặt các em. Bố mẹ chửi nhau, thậm chí tay chân với nhau sẽ tạo áp lực tâm lý rất lớn cho con cái. Lâu dài sống trong bầu không khí này sẽ khiến trẻ chán nản, sa sút tinh thần, trở nên thờ ơ, cô độc, ương ngạnh, thô bạo và tâm lý dị dạng.

2. Xem thường sĩ diện của con, cha mẹ quát tháo không suy nghĩ

Khi đã giục con đến chục lần phải lo dọn đồ chơi và rửa tay chân vào ăn cơm nhưng con vẫn ngồi đó không nhúc nhích thì cơn giận của bố mẹ thường khó kiềm chế. Nổi giận với một đứa trẻ thực sự có thể khiến nó sợ hãi. Trong nỗi sợ hãi, những hành vi của con khiến cha mẹ buồn lòng tạm thời trở nên vô hình. Lúc này sẽ có các khả năng xảy ra:

hình ảnh

Ảnh minh họa: lifeweek

  • Trẻ làm theo hướng dẫn một cách ngoan ngoãn và làm bất cứ điều gì cha mẹ muốn;
  • Trẻ trở nên sững sờ và như chôn sững ở nơi bị bắt gặp phạm sai lầm;
  • Trẻ bật khóc và sẽ không làm những gì mẹ không muốn em làm hay những gì mẹ muốn em làm;
  • Trẻ đợi cơ hội và sẽ làm vỡ món đồ gì đó mẹ rất yêu quý.

Nói cách khác, khi nhiều bậc cha mẹ mất bình tĩnh, mặc dù con đã dừng những hành vi không mong đợi, nhưng lại không biết mình đã làm gì sai.

3. Xem thường nỗi đau của con, cha mẹ đối xử thiên vị

"Đường Sơn đại địa chấn" hằn trong tâm trí người xem hình ảnh hai đứa trẻ bị vùi trong trận động đất thảm họa. Người mẹ đã chọn con trai thay vì con gái khi lính cứu hộ đưa ra lựa chọn. Người mẹ chọn con trai thay vì con gái mà không biết rằng cô bé sau này vẫn còn sống sót. Nỗi oán trách mẹ đã mãi hằn sâu suốt hàng chục năm trời khiến cô bé ngày nào không còn muốn trở về nhà.

hình ảnh

Ảnh minh họa: k.sina

Con cái trong gia đình cần được đối xử như nhau từ tình thương đến tiền tiêu vặt, quần áo, tiền đi chơi... Cách đối xử khác nhau trở thành cái bóng đè nén sự trưởng thành của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thiên vị của cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của trẻ em, gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ em, thanh thiếu niên và thậm chí cả khi trẻ đã lớn khôn và xa gia đình nó vẫn còn tác động lâu dài.

4. Xem thường niềm tin của con, cha mẹ nói dối vô tội vạ

Cha mẹ thường không quan tâm đến lời nói của mình với con. Chính xác hơn là lời hứa. Chẳng hạn, mẹ nói con phải làm cho xong bài tập để còn xem TV. Nhưng khi con làm xong thì lại giao tiếp bài tập khác. Số khác hứa thưởng lớn cho con bằng chuyến đi chơi có bố mẹ nhưng hứa xong lại chỉ để đó dù trẻ đã ra sức học tập.

hình ảnh

Ảnh minh họa: ourjiangsu

Con cái ghét nhất cha mẹ hứa suông và rất dễ tổn thương khi nhận ra bản thân đã quá dễ dàng tin vào lời hứa lèo đó.

Không trung thực trong lời nói còn làm mất uy tín của cha mẹ. Sau này việc dạy con nghe theo lời cha mẹ sẽ rất khó khăn.  

Là bậc cha mẹ nên biết nói và biết lượng. Không nên hứa suông hoặc đưa ra mong muốn một cách tùy tiện; Cũng không nên đồng ý một cách tùy tiện những yêu cầu của con cái để đạt được mục tiêu trước mắt; Khi con đưa ra yêu cầu, bố mẹ phải xem có hợp lý hay không, có thực hiện được không; Nếu thấy hợp lý, có thể thực hiện được thì phải cố gắng thực hiện nghiêm túc.