Tiểu đường là bệnh dễ gây biến chứng nhưng lại diễn biến âm thầm. Khi mắc phải cứ xác định sống chung vì không trị khỏi được.

Bệnh nguy hiểm vậy nhưng triệu chứng ban đầu không dễ nhận ra, hơn nữa lại dễ nhầm lẫn với bệnh vặt thông thường khác. Ở bệnh viện thường khám tiểu đường bằng cách chọc máu đo lượng đường nhưng trước khi đi khám, bạn có thể xem xét những triệu chứng xuất hiện trên bàn tay để biết mình có nguy cơ mắc bệnh không nhé.

Vậy làm thế nào để biết mình có nguy cơ bị tiểu đường từ biểu hiện trên tay, và có cách gì giúp đường huyết tăng cao bất thường không. Tất cả những thông tin này đã được báo chí chia sẻ rồi đây mọi người ạ.

hình ảnh

Nên đi khám bác sĩ khi thấy mụn rộp trên ngón tay. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

4 dấu hiệu của bệnh tiểu đường xuất hiện trên bàn tay như sau:

Thường xuyên ngứa da tay

Khi hàm lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho khả năng bài tiết của tuyến mồ hôi bị giảm, từ đó gây khô da, ngứa ngáy, phổ biến nhất là ở mu bàn tay và các vùng trên cánh tay.

Ngoài ra, ở bệnh nhân tiểu đường sẽ có sức đề kháng và khả năng miễn dịch yếu hơn, nên dễ bị nhiễm nấm mốc hoặc vi khuẩn gây viêm da và gây ngứa da. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, tình trạng ngứa da sẽ lan khắp cơ thể, cho dù gãi thế nào cũng không đỡ, lặp đi lặp lại như bệnh mãn tính.

Tê ngón tay

Biểu hiện ban đầu của tình trạng này là người bệnh thấy tê ở đầu các ngón tay, giống như đang bị kiến bò lên hoặc có kim đâm trực tiếp vào tay. Sau đó, cảm giác tê này lan xuống bàn tay hoặc thậm chí cả cánh tay.

Nếu cơ thể tương đối khỏe mạnh thì ngón tay không dễ bị tê, trừ khi đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế. Thế nhưng, khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ hình thành cảm giác tê và ngứa ran ở các ngón tay. Khi tình trạng này kéo dài, bạn không nên xem thường.

Nổi mụn rộp trên tay

Tình trạng nổi mụn rộp ở tay có thể xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm. Khi tác động tay vào mụn rộp, chúng sẽ bị vỡ ra và gây rát, lan rộng hoặc có thể gây viêm.

Tuy nhiên, ở người có đường huyết cao, mụn rộp nổi trên tay nhưng không gây đau hay ngứa như vậy. Lý dó là vì lượng đường trong máu dư thừa hoặc do nhiễm nấm candida albicans. Vì thế, nếu thấy tình trạng nổi mụn rộp trên da bất thường, tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra lại tình trạng đường huyết của mình.

Các vết thương khó lành

Thông thường, các vết thương trên da, không ảnh hưởng đến xương khớp ở tay có thể lành lại chỉ trong khoảng 1 -2 tuần, vị trí bàn tay có thể nhanh hơn vì được hoạt động nhiều hơn.

Thế nhưng, nếu bạn có vết thương trên tay và nó không lành sau 2 tuần, các bác sĩ khuyên bạn cần kiểm tra mức đường huyết ngay. Nguyên nhân vì tăng đường huyết dai dẳng có thể làm chậm lưu thông máu, làm giảm kết tập tiểu cầu và ảnh hưởng đến vết thương, từ đó gây ra tình trạng tổn thương khó lành.

hình ảnh

Ngứa trên mu bàn tay có thể do tiểu đường gây ra. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

6  loại quả giúp giảm đường huyết người bệnh có thể bổ sung thường xuyên như sau:

Quả bưởi

Hàm lượng crom trong bưởi có thành phần tương tự như tác dụng hạ đường huyết của insulin, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Đu đủ

Trong đu đủ chứa rất nhiều chất chống oxy hoá tự nhiên. Hơn nữa trong loại quả này còn chứa các loại dưỡng chất như vitamin C, A… và các khoáng chất,. Đây đều là những chất giúp cung cấp dưỡng chất cho người bệnh tiểu đường, chống lại các gốc tự do có hại và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

Quả kiwi

Đây là loại quả có hàm lượng đường và chất béo thấp, là loại thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Hơn nữa, chất inositol dồi dào trong kiwi có thể giúp điều chỉnh sự chuyển hóa đường, từ đó làm giảm lượng đường trong máu.

Dâu tây

Trong dâu tây chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hoá và chất xơ với chỉ số đường huyết thấp là 41. Những chất này có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng đái tháo đường của mình.

Ngoài ra, dâu tây cũng được sử dụng để cải thiện khả năng miễn dịch và trao đổi chất ở người. Với người bị tiểu đường, thường xuyên có cảm giác đói bụng thì dâu tây được coi là bữa ăn phụ lý tưởng, giúp tăng cường năng lượng.

Quả cam

Đây là trái cây chứa ít đường nhưng rất giàu vitamin C, axit xitric, rutin, pectin và các chất khác có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Quả táo

Chất pectin và chất xơ hòa tan có trong táo có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và duy trì sự ổn định của đường huyết. Ngoài ra, thường xuyên ăn táo còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.

Đây là những thông tin mình đọc được trên báo và chia sẻ lại, một lần nữa mình muốn nhắc lại là tiểu đường là bệnh dễ gây biến chứng, vì thế việc phát hiện sớm rất quan trọng để có biện pháp ổn định đường huyết, giúp người bệnh có thể sống chung an toàn.

Nguồn: Tổng hợp