Chỉ với 3 nồi nước lá dễ kiếm dễ mua dưới đây, ngay trong đêm giao thừa dùng tắm, đảm bảo chị em không chỉ có làn da mướt mịn hơn, cơ thể thơm tho mà còn xua tan được mọi vận xui, mang lại tài lộc, may mắn cho năm mới. 

Đối với chị em phụ nữ ,nếu quanh năm suốt tháng đã làm quen với việc chăm sóc da dẻ bằng nhiều loại mỹ phẩm, hương liệu khác nhau thì vào ngày cuối cùng của năm cũ, chị em hay thử “tẩy rửa” cơ thể với việc tắm bằng các loại lá.

Những loại nguyên liệu dân dã này không chỉ giúp thải độc, nuôi dưỡng làn da của chị em thêm trắng hồng, rạng rỡ và lưu hương được lâu mà còn giúp “tẩy uế” rũ bỏ được những xui xẻo của năm cũ, thu hút tài lộc cho năm mới may mắn, phát đạt hơn. 

1 - TẮM LÁ MÙI

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau mùi ta có vị cay, tính ôn, thơm, có thể sử dụng tất cả các bộ phận. "Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol, chiếm đến 70%, hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần cà chua, dưa chuột, canxi, sắt cũng cao hơn những loại rau khác", lương y Bùi Hồng Minh nói.

hình ảnh

Nói về việc thường dùng cây mùi để tắm, Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, hương thơm của rau mùi có tác dụng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương.

Loại cây này còn có tính sát khuẩn tốt. Bởi vậy, tắm nước đun từ hạt hoặc lá mùi có tác dụng làm cho da sạch, chống viêm nhiễm.

hình ảnh

Để có được nồi nước thơm tắm cho cả nhà, bó lá mùi nên được rửa sạch sẽ, không để nát lá rồi cho vào nồi nước đun. Chỉ cần 2 bó thôi cũng đủ để có nồi nước tắm to, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, dùng cho cả nhà. 

hình ảnh

Dường như khi tắm thứ nước lá mùi này, mọi vận đen đủi, muộn phiền lo lắng trong năm cũ được gột bỏ - chỉ còn lại đó một cảm giác sảng khoái, sẵn sàng đón một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn hơn. Nhưng ẩn sau đó, hương thơm của lá mùi già còn khiến cho mỗi người lưu luyến, vấn vương nhớ về mùi hương của cội nguồn, quê hương mình. 

2 - TẮM LÁ BƯỞI

Lá bưởi có vị cay nồng, tính hàn và mùi thơm. Theo nguyên lý ngũ hành âm dương thì lá bưởi mang tính dương rất cao. Do đó, nó có thể át chế và tiêu trừ được những thứ mang đặc tính âm tiêu cực như tà khí và vận rủi.

Dân gian Việt Nam xem lá bưởi là một vật có thể tẩy uế. Khi sử dụng lá bưởi, con người có thể thanh tẩy cho cả thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời, khi tà khí bị xua đi, ta có thể đón nhận những điều may mắn, tích cực hơn. 

hình ảnh

Không chỉ vậy, các nghiên cứu cho thấy trong lá bưởi có chứa thành phần d-limonene, vitamin C, vitamin B, vitamin D, sắt, canxi, magie, kẽm có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng ẩm cho da, làm sạch bề mặt da, trị mụn trứng cá, làm se khít lỗ chân lông, kích thích lưu thông máu cải thiện chức năng của da, cải thiện sắc tố, làm mờ các hắc tố đen trên da, giúp cho da sáng mịn tự nhiên.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời trên mà tắm với lá bưởi ngày càng được nhiều chị em áp dụng phổ biến hiện nay.

hình ảnh

Chuẩn bị nguyên liệu: lá bưởi, lá sả, lá hương nhu, một chiếc nồi kín. Có thể cân nhắc để chuẩn bị thêm một số loại nguyên liệu khác như lá tre.

hình ảnh

Cách làm: Đầu tiên là rửa sạch những loại nguyên liệu đã chuẩn bị, loại bỏ bụi bẩn, côn trùng, trứng côn trùng trên mặt lá. Sau đó phơi khô hoặc để ráo nước

.Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước sạch và đun sôi khoảng 10 phút để tinh dầu trong lá tan vào nước. Có thể dùng để xông mặt, xông người khi hơi nước đang nóng. Hoặc sau đó để nguội hoặc hòa thêm với nước để tắm đều được. 

3 - TẮM LÁ NGẢI CỨU

Qua nghiên cứu các chuyên gia đã phát hiện lá ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin, như adenin, cholin có tác dụng kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất, đào thải loại bỏ các chất bụi bẩn, chất nhờn trên da, giữ ẩm và làm sáng da.

Trong ngải cứu có chất tanin, có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các vết chàm (eczema), các mụn nước nhỏ và một số chứng viêm da khác cho chị em. 

hình ảnh

Trong phong thủy, ngải cứu được tôn sùng là một thứ cỏ thần có thể trừ tà, khử chướng khí, xua cái lạnh lẽo ẩm thấp, tinh lọc bách độc, nhất là vào ngày Tết. Sách “Kinh Sở tuế thời ký” viết: “Con người hái lá ngải cứu, đem treo trước cửa nhà, có thể trừ khí độc”. Theo quan niệm của người xưa ngải cứu có thể khử khí xấu trên người, đồ vật cũ và đêm đến nhiều tài vận, thịnh vượng hơn, mọi việc xuôi chèo mát mái.

hình ảnh

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch cho vào một ít nước và nấu nhừ, sau đó dùng vải xô lọc lấy nước. Sau khi tắm xong hãy lau khô người và dùng nước này thoa lên da, massage khoảng 5-10 phút rồi tắm lại bằng nước sạch là xong.