Trên dải đất hình chữ S có 63 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành lại có một món đặc sản nổi tiếng vừa lạ vừa ngon khiến thực khách đã ăn là không sao quên được. Đặc biệt, em có tìm hiểu được 3 món đặc sản không những có cái tên rất “dị” mà cả hình thức lẫn mùi vị đều độc lạ. Nếu có cơ hội đi ngang qua những vùng đất có món đặc sản này thì các mẹ nên thử nha, đảm bảo sướng cái miệng vô cùng.

>>>> Tổng hợp 10 quán cafe có view sống ảo xịn sò ở Sài Gòn, chị em tha hồ selfie

Món khâu nhục ở Lạng Sơn

Món khâu nhục vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi du nhập vào nước ta thì được người ở vùng dân tộc Nùng, Tày biến tấu lại trở thành một món ngon nổi tiếng. Món ăn này được hấp đến khi mềm rục, chín nhừ. Để làm món này, người ta sẽ chọn phần thịt mông, ba chỉ, thịt nọng để ướp cùng các loại gia vị như ngũ vị hương, hành tỏi, xì dầu rồi hấp với vài loại rau… Khi ăn, họ sẽ gắp thịt ăn cùng rau, cảm nhận miếng thịt chín mềm như tan chảy ra trong miệng. Món này rất thích hợp để ăn trong những ngày trời lạnh đấy ạ.

Nhà hàng Minh Quang rất nổi tiếng với món ăn này. Địa chỉ ở số 43 Ngô Quyền - thành phố Lạng Sơn. Món khâu nhục ở đây ăn thịt không bị vỡ nát, thịt mềm, màu đẹp, vị đậm đà, lớp bì thì vàng ruộm và đặc biệt là rất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

hình ảnh

(Nguồn ảnh: Internet)

Món cháo độc ở Hà Giang

Sở dĩ có tên gọi là món cháo độc bởi nguyên liệu được sử dụng để chế biến món ăn chính là củ ấu tẩu - loại củ có độc. Nếu ăn phải nhiều lượng độc có trong củ ấu tẩu sẽ dẫn đến đông máu, tê cứng chân tay, tắc nghẽn trong mạch máu. Bởi vậy, trước khi nấu người ta phải ngâm củ này trong nước vo gạo đặc rồi ninh trong 4 - 5 tiếng cho nhừ, chất độc tiết ra hết.

Sau khi nấu cháo xong, người ta phải nếm thử, nếu thấy đầu lưỡi tê cứng thì chứng tỏ ấu tẩu vẫn chưa tiết hết độc. Khi nào nếm thử mà không thấy tê đầu lưỡi nữa thì có thể múc cháo ra ăn. Món cháo này có vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu lại béo ngậy, cay, thơm…

Ở Hà Giang nếu muốn ăn cháo độc, chị em có thể ghé qua 2 quán sau: 

- Quán Hương - ở thành phố Hà Giang: Quốc lộ 2, thị xã Hà Giang, thành phố Hà Giang; mở cửa từ 7h - 22h; mỗi suất ăn có giá từ 30 - 50 nghìn.

- Quán Hoa Thế ở huyện Mèo Vạc: Quốc lộ 4, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, mở cửa từ 6h - 22h; mỗi suất ăn có giá từ 25 - 40 nghìn.

hình ảnh

(Nguồn ảnh: Internet)

Da trâu thối của người Thái ở vùng Tây Bắc

Dâu trâu thối còn có tên gọi khác là năng min. Để làm món này, người ta lọc phần da của con trâu (vẫn giữ nguyên phần lông); sau đó gói vào lá chuối và ủ. Mùa hè khi nhiệt độ cao thì chỉ cần 1 đến 2 ngày là da trâu bắt đầu “thối” nhưng vào mùa đông thì cần nhiều ngày hơn. Tiếp theo, họ mang da trâu đi rửa sạch, lúc này phần lông sẽ tự rụng hết. Mang miếng da trâu đi phơi rồi dùng để nấu canh bon, hoa chuối hoặc nướng. Đây là món đặc sản rất nổi tiếng ở vùng Tây Bắc nhưng nhiều người khi mới nghe tên hoặc ăn thử lần đầu thì sẽ cảm thấy đắn đo, chưa dám nếm. Tuy nhiên khi đã ăn rồi sẽ thấy nó có hương vị rất lạ.

Nếu có cơ hội được đến nhà người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc thì chị em sẽ được thưởng thức món này đấy ạ. Ngoài ra, chúng ta có thể ghé qua các quán đặc sản nổi tiếng ở đây, ví dụ như quán 70 Nam Hưng (ở vùng Tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn Trường Mộc Châu) hay quán 64 Sơn La (ở Phiêng Luông, Mộc Châu).

hình ảnh

(Nguồn ảnh: Internet)