Phụ huynh có sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc cô giáo có thích con mình hay không, làm quá các cô “né” là phải rồi.

Với một đứa trẻ, nỗi buồn lớn nhất ở trường không hẳn là điểm số, bị mời phụ huynh mà là bị giáo viên ngó lơ. So với cảm giác được cô giáo quan tâm, la rầy, phàn nàn, việc cô bỏ qua, không nhắc gì tới mới là đáng ngại.

Về lý do vì sao cô giáo không thích học sinh, có thể vì cô thiên vị em này em kia. Nhưng có khi lý do xuất phát từ phụ huynh. Có thể bố mẹ có những hành động khiến cô ức chế, dẫn đến cô ghét lây sang cả con. Giáo viên cũng là người thường, tình cảm có thế này, thế kia cũng là điều dễ hiểu.

Nhiều lúc bảo phụ huynh cứ phải theo nịnh nọt giáo viên, làm cho cô vui, tạo mối quan hệ tốt. Đó cũng có phải là điều xấu đâu mọi người. Ai chẳng muốn con mình được cô giáo quan tâm.

Em có xem trên trang nước ngoài, họ phân tích những kiểu phụ huynh cô giáo thích và ghét. Muốn con mình không bị vạ lây từ bố mẹ thì nên tham khảo đi ạ. Kiểu lỡ phụ huynh làm cô ghét rồi ảnh hưởng sang cả con thì tội nghiệp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các mẹ có kinh nghiệm chọn đồ chơi trẻ em cho con, chỉ em với ạ

10 kiểu phụ huynh khiến cô giáo ức chế, né xa 800 mét

1. Bảo vệ quá mức

Việc trẻ con đi học có lúc té ngã, trầy trụa tí là bình thường. Tuy nhiên, một số bố mẹ cứ thích làm to mọi chuyện lên. Họ bảo vệ con quá mức, không muốn con chịu bất cứ tổn thương nào dù chỉ một sợi tóc.

Biết là tấm lòng bố mẹ thương con, xót con nhưng nhiều người lại vì quá lo cho con mà quay sang trách móc, mắng giáo viên. Cô giáo có trách nhiệm dạy dỗ, trông nom nhưng cô không phải bảo mẫu.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: aljazeera

Đưa con đến trường, cứ bắt cô phải theo sát con mình trong khi lớp đến mấy chục bé, hở con có gì là đến gặp cô sinh sự. Kiểu phụ huynh bảo vệ con quá mức, hay làm quá vấn đề lên kiểu này, thật sự các cô rất mệt mỏi.

2. Giao con cho cô hoàn toàn, ỷ lại vào các cô

Ở lớp, nhiệm vụ dạy dỗ, chăm sóc là của các cô nhưng suy cho cho cùng, con vẫn là con của phụ huynh. Nhiều người đưa con đi học, con học giỏi hay dở đều đổ hết cho các cô. Trong khi về nhà, chẳng bao giờ xem đến vở của con, con học hành ra sao không biết. Kiểu bố mẹ vô trách nhiệm, không hợp tác với cô giáo trong việc dạy dỗ trẻ, cô chỉ có ngán ngẩm chứ chẳng muốn kham.

3. Thích ý kiến, lên lớp giảng đạo thầy cô

Có một thành phần phụ huynh đạt được thành tựu nhất định, cho mình là người giỏi, người có tiếng nói. Họ hay khoa tay và phàn nàn, ra ý kiến với giáo viên. Việc họ can thiệp vào công việc của các cô có thể khiến các cô thấy ức chế, đồng thời không thể dạy dỗ học sinh thuận lợi.

4. Quá căng thẳng

Phụ huynh không quan tâm việc học của con là vô trách nhiệm, khiến cô giáo chán nản. Nhưng phụ huynh quan tâm quá mức cũng khiến cô thấy phiền. Một số phụ huynh liên tục gọi điện, nhắn tin cho cô giáo bất kể ngày hay đêm. Chỉ là mấy câu lặp đi lặp lại, nhiều khi hỏi chuyện chẳng liên quan.

Nhiều lúc cô giáo đang đứng lớp, không trả lời tin nhắn hay nghe điện thoại lại giận hờn. Cuộc sống riêng tư của giáo viên cũng không yên bình vì phụ huynh cứ gọi làm phiền. Chưa kể, bố mẹ lo lắng quá mức kiểu này dễ gây áp lực cho trẻ. Điều này không hề tốt cho việc dạy và học của cô lẫn trò.

5. Phụ huynh thích hơn thua

Có một kiểu phụ huynh, con nhà người ta có cái gì là con nhà mình cũng phải có cho bằng được. Thấy con người ta đi học thêm, mời gia sư, nhất định cũng đòi. Bên ngoài lớp học còn đỡ, đến trong lớp cũng soi mói xem cô thương con mình nhiều hay ít hơn con người ta. Nội cái chuyện cô ít gọi con mình phát biểu cũng kiện cô, trách cô.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: tcedu

6. Nuông chiều không có nguyên tắc

Con làm bài tập khuya, trách cô giáo. Con học kém, cũng trách cô giáo dạy không tốt. Phụ huynh hoàn toàn không chịu nhìn vào mặt hạn chế của con, cứ phải bênh con mình trước đã. Làm như vậy, đứa trẻ không thể tiến bộ mà cô giáo cũng khó dạy trẻ được. Một khi cảm nhận được có bố mẹ chống lưng, con sẽ chẳng nể cô giáo, lên lớp bá đạo như ông trời con.

7. Thích đổ trách nhiệm

Giáo viên chán nhất là phụ huynh cứ hay nói “trách nhiệm thuộc về giáo viên, nhà trường” trong khi con mình làm sai rành rành ra đó. Kiểu phụ huynh hay đổ lỗi này cũng gần giống như kiểu bố mẹ hay nuông chiều, bênh con ở trên. Đều là kiểu mà cô giáo hạn chế tiếp xúc nhiều nhất có thể, kẻo đụng vào là bỏng tay.

8. Không đọc kỹ thông báo, cứ thích hỏi

Giờ cho con đi học tiện lắm các mẹ, có gì các cô cứ thông báo vào nhóm lớp, không cần gửi thư hay các con về nói lại sai sót tùm lum nữa. Tuy nhiên, vì chỉ thông qua mạng xã hội nên nhiều khi thông tin không đủ dễ hiểu. Phụ huynh có quyền thắc mắc nếu không hiểu.

Nhưng có một kiểu phụ huynh, cứ cô giáo nhắn đến, chưa kịp đọc cho kỹ thì đã vội nhắn tin hỏi cô. Nhiều lúc thông tin rất rõ ràng rồi vẫn cứ phải hỏi. Điều này khiến các cô rất đau đầu vì cứ phải giải thích những điều có sẵn. Một, hai lần thì không sao nhưng lần nào cũng vậy thì phiền lắm.

9. Hạch sách cô vì điểm số của con không như mong muốn

Ngay khi thấy bảng điểm của con, thay vì tìm hiểu xem con đang yếu kém môn nào, vì sao thì đã vội vàng đi tìm giáo viên. Họ đổ lỗi cho giáo viên, tra hỏi cô vì sao điểm con kém đi, vì sao môn này không đạt.

Sau đó còn bắt cô giáo phải chú ý đến con hơn, kèm con kỹ hơn. Phụ huynh lo lắng, theo sát điểm số của con là điều tốt nhưng đổ hết vấn đề sang cô giáo, không tìm hiểu kỹ con mình trước thì đúng là hơi sai.

10. Phụ huynh phàn nàn sau lưng cô giáo

Nói xấu sau lưng người khác đã đủ xấu rồi, đằng này còn đem cô giáo thành nhân vật bị bàn tán thì bảo sao cô không chán phụ huynh. Ví dụ như khi đón con ở cổng trường, phụ huynh tụ tập phàn nàn, bất mãn cô giáo. Trong khi những chuyện đó đáng lẽ nên hỏi riêng, ý kiến với cô mới giải quyết được vấn đề.

Thay vì tìm cô để giải quyết, họ chọn cách nói xấu cô với người này, người kia, làm hình ảnh cô giáo xấu đi trong mắt hội phụ huynh. Chưa kể, bố mẹ nói xấu giáo viên, đến tai con trẻ, con cũng sẽ có xu hướng bất mãn, khinh thường. Từ đó, con không còn biết nể trọng thầy cô, rất bất lợi cho việc học.

Những kiểu phụ huynh giáo viên rất “khoái”

1. Bố mẹ nhiệt tình và lịch sự

Cũng giống như người đi làm, mỗi ngày của giáo viên cũng có thể gặp những khó khăn, mệt mỏi. Vì vậy, khi cô giáo nhận được sự thấu hiểu, nhiệt tình hợp tác từ phía phụ huynh, cô sẽ rất cảm kích. Được phụ huynh tươi cười, chào cô nồng nhiệt cũng khiến các cô cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: tcedu

2. Phụ huynh quan tâm chuyện đi học của con

Bố mẹ hiểu con mình mỗi ngày cần làm bài tập bao nhiêu, học thuộc môn gì, khi nào thì kiểm tra, thi cử. Bố mẹ cũng biết con lên lớp có bạn không, có hoạt động ngoại khóa hay không và sẵn sàng tham gia cùng con. Bố mẹ luôn nhận kịp thời thông báo của cô và chuẩn bị đầy đủ theo lời cô dặn. Chỉ cần những điều quan tâm cơ bản như vậy là các cô đã thấy thích phụ huynh rồi.

3. Bố mẹ chủ động hợp tác, trao đổi

Những phụ huynh sẵn sàng hợp tác là những phụ huynh được cô giáo yêu thích nhất. Ngược lại, phụ huynh bất hợp tác, hay chống đối, thích phàn nàn thì chẳng ai thích nổi. Đừng nói đến cô giáo, bố mẹ ra ngoài xã hội, với thái độ bất hợp tác thì chẳng được thích đâu. Con đi học đâu chỉ trách nhiệm của mỗi cô giáo mà cần sự hợp tác từ bố mẹ thì con mới tiến bộ được.

Giáo viên là người duy nhất trên thế giới này không có quan hệ huyết thống với con nhưng sẵn sàng vì sự tiến bộ của con. Giáo viên vì trẻ mà hạnh phúc, lo lắng, kỳ vọng. Đối xử tốt với giáo viên là đối xử tốt với sự phát triển của con. Tôn trọng giáo viên của con là tôn trọng tương lai của con.

Xem thêm:

Thấy vui vì phát hiện sớm và bổ sung prebiotic mỗi ngày

Con em được hơn 2 tháng mà cứ sau tầm 9-10h đêm là bé quấy khóc dữ dội, dỗ mãi mới chịu nín

Vài vấn đề lưu ý khi trẻ sơ sinh thở mạnh