Dạo gần đây em đọc báo, cứ thấy cơ quan chức năng triệt phá các đường dây làm giả mỹ phẩm, rồi thực phẩm chức năng và bây giờ có cả thuốc nữa chị em ạ. Coi mà thấy hãi quá, nếu không kịp thời bắt được thì bao nhiêu đây bán ra thị trường, người mua lãnh đủ, còn kẻ bán chắc cùng lắm chỉ bị phạt hành chính, tịch thu tang vật và tiêu hủy là xong, hết trách nhiệm. Mấy lần xem em cũng tức lắm, vì sao thấy phạt nhẹ, trong khi hậu quả nó gây ra không hề nhỏ à nha.

>>> Hà Nội triệt phá xưởng sản xuất mỹ phẩm giả, ước tính 6-7 tỷ: Toàn thương hiệu chị em hay dùng

Nay em đọc bài báo này, trên trang VTV và báo Công an TP.HCM mới biết, ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Công an đã phát hiện 4 đối tượng gồm Nguyễn Bá Tuấn, sinh năm 1999, ở Nam Định; Trần Đức Quân, sinh năm 2002, ở Hà Tĩnh và Nguyễn Thị Thêm, sinh năm 1999, ở Thái Bình đang đóng gói một số hàng hóa có dấu hiệu giả mạo bao gồm: Kem chống nắng trang điểm NIEL, lăn khử mùi Sción, thực phẩm chức năng Đào Thi, thuốc giảm cân BASCHI, cần tây mật ong, dung dịch vệ sinh Ric Skin… do Trịnh Xuân Quỳnh, sinh năm 1999, ở Nam Định chỉ đạo. Qua kiểm đếm có tới 20.000 sản phẩm hàng hóa các loại. Đáng nói trong số đó có thực phẩm chức năng Đào Thị là giả.

hình ảnh


Ảnh: Công an huyện Đông Anh kiểm tra số thực phẩm và mỹ phẩm bị làm giả. Nguồn: Công an TP. HCM. 

Công an huyện Đông Anh cũng đã khám xét nơi ở của Phạm Văn Chính là chủ sở hữu của số hàng này, nhưng đối tượng đã bỏ trốn. Cơ quan chức năng chỉ thu được lô hàng giả cùng máy móc phục vụ gồm máy co màng, máy chiết, máy cắt túi, máy khuấy cùng các vỏ hộp, nhãn mác hàng hóa các loại.

hình ảnh


Ảnh: Máy móc các đối tượng sử dụng dán tem chống hàng giả, dán nhãn phụ, đóng hộp sản phẩm. Nguồn: Công an TP. HCM. 

Theo lời khai của các đối tượng, Chính đã thuê kho ở huyện Đông Anh để sản xuất các loại hàng giả, rồi sau đó thuê các đối tượng gồm Quỳnh, Tuấn, Thêm và Quân để thực hiện. Làm xong các bước cho ra thành phẩm, Chính cho người đến chở đi. Hiện Công an đang tiếp tục mở rộng vụ án và bắt Chính để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đến đầu tháng 7 mới đây, Công an huyện Đông Anh đã ra Quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 đối tượng là Quỳnh, Tuấn, Thêm và Quân về hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia.

hình ảnh

Ảnh: Công an khám nghiệm hiện trường, thu giữ máy móc và 4 bị can tại cơ quan điều tra. Nguồn: Công an TP. HCM và Báo Thanh Niên. 

Theo em tìm hiểu, Căn cứ Điều 193 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào có hành vi vi phạm này sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, hoặc chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Hình phạt nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lợi bất chính, gây thiệt hại về tài sản…