Những đứa trẻ bị bắt nạt hoặc trở nên lầm lũi, đáng thương hoặc trở nên kẻ biết xu nịnh để không phải trở thành nạn nhân của những lần bị bắt nạt tiếp theo.

Sunny vừa tốt nghiệp mầm non, một sự kiện đáng được chúc mừng cho những nỗ lực của con trong  những năm đầu làm quen với môi trường tập thể, học được thêm nhiều kỹ năng mới. Mẹ Sunny không giấu được niềm hạnh phúc khi nhìn thấy con đã lớn thêm chút nữa. Tuy nhiên, sau nụ cười ấy vẫn còn đó nỗi lo.

Vốn là một bé trai hiền lành, ngoan ngoãn, Sunny thoạt nhìn rất dễ khiến kẻ khác muốn bắt nạt. Mẹ Sunny lo lắng khi con vào lớp 1, ở môi trường rộng lớn hơn, con có thể bị bạn bắt nạt. Cậu ruột của Sunny từng là một nạn nhân. Ngày bé cậu phải tự giam mình trong bóng tối, sợ hãi nhưng không dám lên tiếng. Những vết sẹo dần thành hình, nhưng gia đình không một ai biết cậu bị bắt nạt cho đến một ngày nhà trường thông báo em nhập viện. Khi sự thật đã tỏ tường, cậu đã không thể trở lại trường một năm trời. Nhờ những yêu thương chữa lành của cha mẹ, cậu mới dần lấy lại tinh thần và quay lại trường để tiếp tục quãng đời học sinh của mình.

hình ảnh

Ảnh minh họa: dzrb.dzng

Những đứa trẻ bị bắt nạt như cậu của Sunny hoặc trở nên lầm lũi, đáng thương hoặc trở nên kẻ học đòi thói xu nịnh để không phải trở thành nạn nhân của những lần bị bắt nạt tiếp theo.

Nhiều trẻ không thể mạnh mẽ ngay từ vẻ bề ngoài. Các em có tính cách hiền hòa, nhẫn nại và dễ trở thành con mồi của những đứa trẻ ưa bắt nạt ở trường. Thay vì ở nhà lo lắng không biết con mình có bị bắt nạt hay không, nhiều phụ huynh đã chọn cách hành động trước khi con mình trở thành nạn nhân.

Có 2 cách để xây dựng tâm lý vững vàng cho con trước nạn bạo lực học đường mà cho dù đó là ngôi trường nào, môi trường gì thì bản thân trẻ cũng tự bảo vệ được cho chính mình.

Cách thứ nhất: Thường xuyên khuyến khích trẻ xây dựng sự tự tin cho bản thân

Một đứa trẻ tự tin sẽ mạnh dạn đối mặt với thử thách hơn, học hỏi và khám phá tích cực hơn, tính cách vui vẻ và kiên quyết.

Sức ảnh hưởng của cha mẹ không bao giờ suy giảm. Hơn ai hết, cha mẹ phải là người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ. Lời khuyến khích của cha mẹ sẽ là đường đi và tình yêu của cha mẹ sẽ là chỗ dựa vững chắc của con mình.

hình ảnh

Ảnh minh họa: zgxledu

Trước hết, cha mẹ nên tôn trọng tính cách và sở thích của con cái. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, với những tài năng và thế mạnh khác nhau. Cha mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con cái và khuyến khích chúng phát huy hết khả năng của mình thay vì ép buộc chúng làm một số việc theo ý muốn của bản thân. Điều này cho phép trẻ cảm nhận được giá trị và tầm quan trọng của bản thân, từ đó nâng cao lòng tự trọng.

Kế đến, cần đưa ra những thử thách và hỗ trợ thích hợp cho trẻ. Trẻ cần được trao cho những cơ hội thể hiện bản thân mình trong mọi việc, không chỉ riêng việc học. Từ những thành công nho nhỏ, sự tự tin của trẻ sẽ dần được hình thành. Tin vào việc mình làm, lựa chọn của cá nhân mình sẽ là bước đầu để làm nên phong cách tự tin của một đứa trẻ. Trẻ em cần phải đối mặt với một số thử thách thích hợp trước khi chúng có thể nhận ra tiềm năng và khả năng của mình. Tuy nhiên, thử thách quá lớn hoặc quá nhỏ có thể khiến trẻ nản lòng hoặc chán nản. Vì vậy, cha mẹ cần căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ mà tạo ra nhiều thử thách như vậy hơn, để trẻ có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự hỗ trợ.

hình ảnh

Ảnh minh họa: zqb.cyol

Ngoài cách này, để tạo cho con niềm tin, cha mẹ cũng cần phải chứng tỏ cho con thấy tình yêu vô điều kiện của mình. Chính tình yêu của cha mẹ sẽ đem lại cảm giác an toàn và là chỗ dựa vững chắc để dù bất kỳ ai đe dọa, hăm nạt trẻ cũng sẽ tìm đến cha mẹ để giãi bày.

Cách thứ 2: Để trẻ hiểu và trở thành người tố cáo kẻ bắt nạt

Nhiều trẻ sợ hãi khi bị bạn bắt nạt nhưng lại không biết hành vi này đáng bị lên án và sẽ có rất nhiều người đứng về phía mình để tìm ra những kẻ đầu têu bắt nạt. Các nạn nhân của nạn bắt nạt học đường thường chỉ thấy khó chịu, lo sợ nhưng không biết chống trả dù tình huống đó có thể đẩy trẻ vào nguy hiểm.

Một khi trẻ thỏa hiệp với sự im lặng thì những kẻ bắt nạt sẽ càng lấn lướt và gia tăng tính chất bạo lực. Sự việc cứ thể ngày càng trầm trọng hơn với cơn khủng hoảng tâm lý của những em bé bị bắt nạt. Do đó việc dạy cho trẻ ý thức được cái xấu và chống lại cái xấu là điều cơ bản nhất trong các bước dạy con chống lại hành vi bắt nạt. Trẻ phải hiểu được rằng mình nếu bị bắt nạt thì trẻ sẽ là nạn nhân và những kẻ gây chuyện sẽ phải trả giá cho hành vi sai trái của mình.