Hôm trước em đọc báo thấy có trường hợp qua đời vì gặp biến chứng của bệnh tiểu đường đó các mẹ. Trước tới giờ em cứ tưởng đâu là bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính nên chỉ cần cẩn thận là được, sẽ không có người mất vì biến chứng chứ. Vậy mà không ngờ vẫn có nha.

Chăm chồng bị tiểu đường, vợ thương lén cho ăn thêm cơm và khoai lang: Anh bị đột quỵ ngay sau đó

Vừa nãy em lại thấy báo chí đưa tin cảnh báo về 2 biến chứng của bệnh tiểu đường. Đây là những mối đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân luôn đó ạ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Nó thường xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất ra đủ insulin dẫn tới những rối loạn nặng trong quá trình chuyển hóa protid, lipid và carbohydrate. Nguyên nhân gây nhiễm toan ceton ở bệnh nhân tiểu đường là do:


+ Rối loạn thể chất và tâm thần.


+ Đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ


+ Do sử dụng thuốc hạ đường huyết không đúng chỉ định của bác sĩ.


+ Do bệnh nhân sử dụng rượu hoặc lạm dụng ‘mai thúy’


+ Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc như corticoid và một số thuốc lợi tiểu


+ Bệnh nhân chịu ảnh hưởng của bệnh nội tiết như cường giáp, cường năng tuyến thượng thận, u tủy thượng thận.


+ Do bệnh nhân mắc bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiết niệu, viêm tụy cấp, cảm cúm, chấn thương hay phẫu thuật… Những điều này khiến cơ thể sản xuất một số hormone ảnh hưởng tới hoạt động của insulin và gây ra biến chứng nhiễm toan. 

Để điều trị nhiễm toan ceton do tiểu đường cần:

+ Trường hợp đường huyết dưới 13,9mmol / L và cơ thể có lượng ceton trong nước tiểu không vượt quá 2+, bạn nên uống ít nhất 2000ml nước muối loãng tại nhà. Đồng thời, sử dụng insulin điều độ và kiểm soát đường huyết về mức bình thường nhanh chóng. Hãy theo dõi đường huyết và ceton trong nước tiểu sau mỗi 2 giờ xem ceton có mất hay không. Nếu nó không biến mất, hãy đi gặp bác sĩ ngay.

+ Trường hợp ceton trong nước tiểu ≥3 +, đường huyết ≥13,9mmol / L, và bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và có ý thức ngửi thấy mùi táo thối: Bên cạnh việc dùng insulin để hạ đường huyết và uống nước muỗi nhạt, hãy tới bệnh viện ngay.

Để ngăn chặn tình trạng bị nhiễm toan ceton do tiểu đường, người bệnh nên:

+ Chủ động kiểm soát đường huyết. Nếu thấy lượng đường trong máu ngẫu nhiên đạt ≥13,0mmol / L thì hãy theo dõi ceton trong nước tiểu ngay.

+ Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi giờ uống thuốc hay dừng thuốc.

+ Không ăn quá nhiều một lúc.

+ Tập thể dục với các bài tập thích hợp để phòng tình trạng nhiễm trùng nhưng đừng vận động quá sức.

+ Chú ý tới sức khỏe tinh thần, hãy duy trì trạng thái thoải mái, không nên phấn khích quá mức hay có những trạng thái cực đoan.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hạ đường huyết

Tình trạng này xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l.

Nguyên nhân có thể là do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức, uống nhiều rượu.

Khi bị hạ đường huyết, bệnh nhân thường thấy đói cồn cào, mệt mỏi, run tay chân, bủn rủn, vã mồi hôi, choáng váng, hồi hộp, đánh trống ngực. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê rồi tử vong.

Khi bệnh nhân bị hạ đường huyết có thể dùng trái cây tươi và mật ong, kẹo trái cây cho bệnh nhân ăn trong trường hợp tỉnh. Còn nếu bệnh nhân bất tỉnh thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Trong khi đưa đi có thể nhúng ít đường bột rồi đặt ở dưới lưỡi bệnh nhân.

Để phòng tình trạng này, bệnh nhân nên

+ Yêu cầu bác sĩ thiết lập mục tiêu kiểm soát đường huyết cá nhân và thực hiện nghiêm ngặt

+ Một khi đã bị hạ đường huyết thì phải tìm ra nguyên nhân để còn tránh. Trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân thì hãy ghi lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để nhờ bác sĩ phân tích nguyên nhân giúp.

+ Cố gắng trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh nhân để có sự lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

+ Ăn và uống thuốc đúng giờ, không được bỏ bữa hay ăn ít thức ăn chính.

+ Với người có nguy cơ bị hạ đường huyết ban đêm thì nên theo dõi đường huyết trước khi ngủ. Nếu trước khi ngủ mà đường huyết dưới 6mmol/l thì nên bổ sung vào bữa ăn.

+ Nếu muốn áp dụng biện pháp tập luyện mới, hãy theo dõi lượng đường huyết hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: Tổng hợp