Ấn tượng tình cảm thuở thơ ấu quyết định rất lớn đến tính cách của một đứa trẻ. Nó sẽ tác động đến các hành vi tâm lý và ảnh hưởng sâu sắc đến cả một đời người.

Những hành vi của cha mẹ tưởng yêu thương hoặc tưởng là bình thường đôi khi lại không hề lành mạnh với quá trình khôn lớn, trưởng thành của trẻ nhỏ.

1. Lo lắng quá mức, phiền muộn, thiếu sự độc lập

hình ảnh

Ảnh minh họa

Những cha mẹ trực thăng lúc nào cũng theo sát mọi hành vi, cử chỉ của con. Cha mẹ cho rằng mình đang vì tình yêu mà làm những gì tốt nhất cho con cho dù biết con sẽ cảm thấy không thoải mái vì sự kèm cặp này. Nhưng bảo vệ quá mức cũng dẫn đến những vấn đề tâm lý đáng lo ngại như khiến trẻ ngột ngạt, lo lắng quá mức, sống trong phiền muộn và thiếu sự độc lập.

2. Rơi vào cạm bẫy nguy hại và lao vào các trò mạo hiểm

Nếu cha mẹ luôn miệng trách mắng con là đứa đầu têu của mọi trò nghịch dại, đứa chuyên đi gây chuyện và chỉ biết phá phách không hơn thì đứa trẻ sẽ tự kết luận rằng “đúng vậy, sẽ tốt hơn nếu không có tôi tồn tại”.  

Vì suy nghĩ này, đứa trẻ mới lớn không biết quý trọng giá trị bản thân mà luôn tìm cách hủy hoại bản thân trong tiềm thức bằng các hình thức dễ bị dụ dỗ nhất từ bạn xấu như: rượu, hút thuốc, thậm chí là chất gây nghiện hoặc lao vào các môn thể thao mạo hiểm nguy hiểm với lứa tuổi.

3. Không thể nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn

Những lời như “nghiêm túc đi”, “đừng có đùa giỡn”, “đừng có làm/ nói như trẻ con vậy”... những cụm từ cầu khiến mang tính mệnh lệnh quá nghiêm túc như vậy sẽ khiến trẻ không còn thoải mái khi thở chung bầu không khí với cha mẹ mình. Cho dù đó là một chuyến nghỉ dưỡng thì trẻ cũng sẽ không thể nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn.

4. Hạ thấp lòng tự trọng và luôn nhìn người khác để sống

hình ảnh

Ảnh minh họa

Các bậc cha mẹ hay so sánh con mình với những đứa trẻ "có thành tích" tốt hơn sẽ tạo ra một đứa trẻ con luôn biết tự phê bình và sau này là một người lớn luôn sống trong mặc cảm tự ti. Những đứa trẻ này luôn cố gắng để hoàn thành tốt hơn nhưng lại rất chán ghét bản thân vì đã không vượt trội ngay từ đầu. Sự mâu thuẫn cứ thế ngày càng đẩy đứa trẻ đến những vấn đề tâm lý tiêu cực hơn.

5. Các vấn đề về cuộc sống cá nhân

Lời dặn dò kỹ lưỡng “Con đừng tin tưởng bất cứ ai” sẽ khiến trẻ coi thế giới là thù địch và lúc nào cũng e sợ cạm bẫy ở khắp mọi nơi. Những đứa trẻ trưởng thành như vậy có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống vì sự đổ vỡ về lòng tin.

6. Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ

“Con còn quá nhỏ để...” là cách hoàn hảo để tâng bốc “đứa trẻ” và khiến nó tin rằng mình mãi là đứa trẻ cần được bảo bọc. Đứa trẻ ấy có lẽ sẽ mãi mãi là “đứa trẻ không lớn”, sống phụ thuộc và lúc nào cũng cần có cha mẹ kề cận.

7. Chôn vùi tài năng của chính mình, không dám nêu sáng kiến

Nếu bố mẹ thường xuyên sử dụng những cụm từ như “Không khéo lại trượt con nhé!” hoặc “Bớt bớt mơ mộng đi con!”hoặc “Nói trước bước không tới” thì con cái sẽ sớm thui chột can đảm để ước mơ của mình. Trẻ sẽ không dám hình thành quan điểm cá nhân, không dám nêu sáng kiến, hoặc giấu nhẹm đi phẩm chất lãnh đạo của riêng mình. Khi trưởng thành, những tham vọng, khát khao bị chôn vùi sẽ được khỏa lấp bằng rượu bia và các trò tiêu khiển vô bổ.

8. Sống thu mình, thiếu cảm xúc

hình ảnh

Ảnh minh họa

Bố mẹ thường bắt con phải nín bặt ngay mỗi khi khóc hoặc biểu lộ cảm xúc cá nhân sẽ dần mất đi khả năng bộc lộ cảm xúc và thu mình lại. Nhưng kìm nén ấy lại không hề tan biến mà tích tụ thành những chuỗi vấn đề tâm lý rất nan giải.

9. Trầm cảm, mặc cảm tội lỗi

“Bố mẹ đã đầu tư cho con biết bao để được hưởng nền giáo dục tốt nhất, vậy mà xem con đạt được gì?”, những lời trách mắng khi trẻ bị điểm thấp hoặc rớt thứ hạng sẽ làm tăng cảm giác tội lỗi không đáng có bên trong tâm hồn non nớt của trẻ. Tương tự, những lời đe dọa vì điểm kém cũng cho hậu quả không thể khá hơn.

10. Thiếu độc lập, thiếu trách nhiệm, thiếu chín chắn

Cha mẹ có sức mạnh hoang tưởng bảo vệ quá mức đến nỗi không để con làm bất cứ điều gì cũng rất tai hại. Những câu như "Đừng có dầm mưa, bệnh chết”, “Đừng ôm con mèo, nó cào phải đi chích ngừa”, “Đừng ăn kem, viêm họng”... những lời cảnh báo thường trực thế này không có tác dụng ngăn ngừa tai nạn xảy ra mà ngược lại còn khiến đứa trẻ sợ hãi và ngần ngại khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Những đứa trẻ như vậy sẽ luôn sống thụ động và thậm chí còn thiếu trách nhiệm.