hình ảnh

Theo nghị định 91/2020/NĐ-CP đã quy định mọi tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể để quảng cáo qua tin nhắn chứ không được dùng số điện thoại thông thường. Việc đăng ký định danh là việc bắt buộc phải thực hiện. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh không chấp hành thì nhà mạng bắt buộc phải chặn số. Các trường hợp đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy hình thức này như thế nào? Cách thức đăng ký ra sao? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây!

1. Tên định danh là gì?

tên định danh

Brand name là gì?

Tên định danh (Brand name) Tên định danh còn có thể gọi cách khác là Brandname. Vì nhiều hành vi lừa đảo qua cuộc gọi thoại nên khách hàng không muốn bắt máy khi số lạ gọi tới. Điều này ảnh hưởng lớn đến các chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp.

Quy tắc đặt tên (Brand name):

  • Không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latinh, chữ số (từ 0 đến 9), các ký tự: (-) (_) (.) và khoảng trắng
  • Không được sử dụng các ký tự đặc biệt: [ ] ; “ ‘ / ? * @ # !
  • Không phân biệt chữ HOA, chữ thường
  • Không được đặt tên chỉ gồm các chữ số

Các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký với số lượng tên định danh không giới hạn. Tên định danh được đăng ký sẽ là duy nhất trên Hệ thống quốc gia do Bộ thông tin và truyền thông cấp và có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Ai đăng ký trước sẽ được sở hữu tên đó trước và sẽ không có hiệu lực nếu đã hết hạn hoặc bị thu hồi.

2. Tại sao Doanh nghiệp bắt buộc phải có Brand name?

Về mặt pháp luật:

  • Theo nghị định 91/2020/NĐ-CP ban hành của chính phủ.
  • Theo hình thức phạt tiền: nếu vô tình gửi tin nhắn quảng cáo vào danh sách người đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 80 -> 100 triệu đồng.

Về mặt thực tiễn:

  • Nếu Doanh nghiệp nào không có Brand name mà thực hiện gửi tin nhắn hoặc gọi điện phục vụ quảng cáo thì các tin nhắn và cuộc gọi đó bị xem như là tin rác, tin spam. Như vậy việc làm này chỉ tốn chi phí mà không mang lại lợi ích gì.

3. Làm cách nào để có Giấy chứng nhận tên định danh cho Doanh nghiệp?

tên định danh

Brand name làm nên thương hiệu Doanh nghiệp

Có 4 bước đăng ký khai báo tên định danh của doanh nghiệp cho Cục ATTN:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Có 2 phương thức nộp:
    • Nộp hồ sơ giấy:
      • Nộp qua bưu chính.
      • Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin.
      • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
      • Số điện thoại: 0241.6404423
    • Nộp hồ sơ trực tuyến:
      • Truy cập trang web: dichvucong.mic.gov.vn
  • Hồ sơ cần chuẩn bị:
    • Đối với tổ chức, doanh nghiệp:
      • Bản sao Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có chứng thực).
      • Tổ chức, doanh nghiệp có thể được đăng ký nhiều tên định danh trong 1 lần nộp chứng từ.
      • Bản khai cấp tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
      • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
    • Đối với hộ kinh doanh cá thể:
      • Bản sao CMND / CCCD / Hộ chiếu (có chứng thực).
      • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có + có chứng thực).
      • Bản khai cấp tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
      • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả hợp lệ hay không và thông báo đóng lệ phí sau 1 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ qua:

  • Nếu là phương thức nộp hồ sơ qua Bưu chính: Cục ATTN sẽ gửi mail tendinhdanh@vncert.vn thông báo kết quả.
  • Nếu là phương thức nộp hồ sơ trực tuyến: Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua cổng dịch vụ công.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký tên định danh / chi phí duy trì:

Xem thêm bài viết tại đây: https://mobile.aztech.com.vn/ten-dinh-danh/