Dù có đóng kín cửa hoặc lau dọn thường xuyên, ngôi nhà của mẹ vẫn ẩn chứa những "sát thủ vô hình" mang tên bụi siêu mịn PM 1.0. Vậy bụi siêu mịn PM 1.0 là gì? Tác hại của chúng ra sao? Đâu là cách hiệu quả giúp không gian sống của gia đình thêm trong lành hơn? Cùng đi tìm câu trả lời qua chia sẻ của TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dương, giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM nhé!

Bụi mịn - Sát thủ thầm lặng từ ngoài phố đến trong nhà 

Mẹ nghĩ ở nhà sẽ an toàn và có thể tránh được tác hại của bụi mịn? Điều này là hoàn toàn sai, chẳng qua mẹ không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà thôi.

Bụi mịn (Particulate Matter, ký hiệu PM) là một hỗn hợp các hạt ở dạng lỏng hoặc rắn, có khả năng bay lơ lửng trong không khí. Bụi mịn được phân loại theo kích thước các hạt và tính bằng µm (micromet): bụi PM 10 khi đường kính 2.5-10 µm, bụi PM 2.5 khi nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 µm, trong đó nguy hiểm nhất là bụi siêu mịn PM 1.0 chỉ dưới 1µm. Để dễ dàng hình dung, mẹ có thể so sánh chúng với sợi tóc. Thông thường một sợi tóc sẽ có kích thước đường kính 50-70 µm, trong khi ở bụi siêu mịn PM 1.0 là dưới 1µm - nhỏ chưa đến 1/50 lần so với sợi tóc.

hình ảnh

Đầu tiên, bụi mịn hình thành ở bên ngoài từ các hoạt động giao thông đô thị, kinh doanh sản xuất, công trình xây dựng, và cả tác động của các yếu tố thời tiết, khí tượng. Chúng có khả năng bay xa vài kilomet, phát tán rất nhanh theo chiều gió và xâm nhập vào trong nhà. Hơn thế, chính các sinh hoạt hàng ngày trong nhà cũng tạo ra bụi mịn. Cụ thể:

  • Bụi thường dính trên cơ thể và quần áo khi con người hoạt động ở bên ngoài, khi trở về mang theo bụi vào nhà.
  • Thú nuôi chó và mèo là loài động vật hay nô đùa, nghịch ngợm đã vô tình mang theo bụi bặm trên lông vào nhà.
  • Các vật dụng như quần áo, chăn màn, rèm cửa… khi sử dụng thì những sợi tơ nhỏ sẽ rơi ra tạo thành bụi mịn. 
  • Các thiết bị công nghệ như laptop, tivi, tủ lạnh hay máy giặt… khi hoạt động sẽ sản sinh ra các hạt phát tán ra không khí tạo thành bụi mịn.
  • Khói thuốc lá là một phức hợp bụi mịn có ở khắp nơi và cực kỳ nguy hiểm 
  • Khói, dầu mỡ trong nhà bếp cũng sản sinh ra một lượng bụi nhất định. 

Tại nhà, bụi mịn bay lơ lửng trong không khí hoặc bám vào các vật dụng trong phòng khách, phòng ngủ, gian bếp, ví dụ như bề mặt kính, bàn ghế, chăn gối…

Chia sẻ về tác hại của bụi mịn, TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dương cho biết: “Môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm. Bụi kích thích da, mắt, mũi và họng của chúng ta. Bụi càng nhỏ càng nguy hiểm hơn. Khi chúng ta hít thở, bụi mịn, đặc biệt là bụi siêu mịn PM 1.0 đi vào sâu trong phổi và thẩm thấu vào máu, dẫn đến các bệnh về hô hấp (hen suyễn, viêm mũi, viêm phổi…), về tim mạch (bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim…), về gan mật và chuyển hóa (rối loạn chức năng gan, xơ gan, tiểu đường…), thậm chí làm ảnh hưởng cấu trúc DNA, gây ung thư phổi. Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, vì hệ hô hấp chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn non yếu. Sống ở nơi không khí ô nhiễm, các bé thường xuyên dễ bị nhiễm bệnh nên sự tăng trưởng chung bị cản trở, khó phát triển tối ưu về thể chất và trí não. Các nghiên cứu còn cho thấy bụi mịn gây hại cho cả bào thai trong bụng mẹ, làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân”.

hình ảnh

TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dương, giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM

Giảm thiểu bụi mịn và ngăn chặn tác hại của chúng – câu chuyện của mỗi chúng ta

Việc đầu tiên là phải giảm thiểu các nguồn sản sinh và phát tán bụi. Ở mức độ cá nhân, chúng ta hãy sử dụng các phương tiện giao thông với nhiên liệu thân thiện với môi trường, và tránh xa các nguồn gây ô nhiễm không khí. Đeo khẩu trang là một biện pháp tuyệt vời để ngừa COVID và tránh bụi mịn đấy các mẹ ơi! Khả năng đề kháng của mỗi người hết sức quan trọng. Các mẹ nhớ cho con yêu chủng ngừa đúng lịch, và chuẩn bị cho cả nhà những bữa ăn đầy đủ rau xanh, trái cây giàu vitamin nhé. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đối đầu với các tác nhân gây hại hiệu quả hơn đó.

Bí quyết giúp không gian sống của nhà mình thêm trong lành

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, tắm rửa thú cưng, trồng nhiều cây xanh là những biện pháp góp phần giúp không khí của các gia đình thêm sạch. Tuy nhiên, theo TS.BS. Phạm Diệp Thùy Dương, những cách trên chỉ có thể hạn chế phần nhỏ các loại bụi có kích thước lớn. Để bắt giữ bụi siêu mịn PM 1.0, nấm mốc hay vi khuẩn bảo đảm cho không khí nhà thật sự trong lành, các gia đình nên trang bị máy lọc không khí có khả năng lọc được tới bụi siêu mịn PM1.0 (dòng máy lọc được những hạt siêu nhỏ này thì hoàn toàn có thể  ngăn chặn các hạt to hơn nha mẹ). Ngoài ra, có trẻ con, chắc chắc là mẹ nên ưu tiên chọn dòng máy lọc có thiết kế an toàn với trẻ em, có chức năng khử mùi và cập nhật chất lượng không khí để cả nhà mình luôn thoải mái và yên tâm phài không nào!

hình ảnh
Máy lọc không khí có khả năng lọc được tới bụi siêu mịn PM1.0