Máy giặt, tủ lạnh là những vật dụng ngày càng có mặt nhiều trong mỗi gia đình. Nó ngày càng phổ biến và trợ giúp đắc lực cho chị em phụ nữ và mỗi gia đình, giảm công sức lao động để có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn cùng mọi người.


Mỗi năm các hãng đều cho ra đời những sản phẩm mới, giá sp cũng khác nhau nên đem đến nhiều sự lựa chọn cạnh tranh cho khách hàng. Mình lập topic này mong mọi người cùng tham gia để chia sẻ những kinh nghiệm mua & sử dụng máy giặt và tủ lạnh gia đình một cách hiệu quả nhất.



A)Về tủ lạnh



Phân loại tủ lạnh.


-Hầu hết tất cả cả model tủ hiện tại đều theo chuẩn Compressor Piston. Qui trình của tủ lạnh là quy trình khép kín. Toàn bộ các ống dẫn bên trong đều được hàn kín, ko có 1 khe hở nào làm cho khí Gas lọt ra được. Vì thế tủ lạnh gần như cực ít khi phải tháo ra thay ga hay bảo dưỡng chống bụi.


- Tủ lạnh cũng như điều hòa có 2 dòng chính là dòng tủ thường và tủ có công nghệ Inverter. Tủ dùng công nghệ Inverter tương đối đắt (trên 10tr/ tủ), dòng tủ thường thì phổ biến nhất và cũng có giá cả trải dài khá rộng.


- Nếu phân chia theo số cánh thì có thể phân ra tủ 2 cánh (phổ biến nhất), 3 cánh, nhiều cánh (loại này ít phổ biến ở VN, tủ có dung tích lớn, giá cao, ở mình đa số có dòng tủ này qua hàng Nhật cũ đã qua sử dụng), tủ Side by Side ( đây là dòng tủ đẹp, to, sang trọng và cũng đắt nhất).


- Ngoài ra còn phân loại theo tủ không đóng tuyết và có đóng tuyết. Tủ có đóng tuyết giờ gần như ko có mấy người xài nữa.


1. Tủ Coil ( tủ đóng tuyết ) :


- Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – Giàn nóng (bộ phận giải nhiệt cho Gas khi bị nén ở áp lực cao) – Thermosta cảm ứng ngắt mạch cho Compressor khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết ( nút xoay tròn chỉnh temp trong tủ )


2. Tủ quạt ( tủ không đóng tuyết )


- Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu chuẩn Automatic từ A- Z. Bạn chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko cần phải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được lưu thông.


- Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không đóng tuyết.



// HP ( sức ngựa / công suất của máy ) ~ Dung tích tủ / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe ) //


+ 1/12HP ~ 50-80 lít / 2-2.4Ampe / 0.4 – 0.5Ampe


+ 1/10HP ~ 100-140 lít / 2.4 – 3.2Ampe / 0.7 – 0.8Ampe


+ 1/8HP ~ 120-160 lít / 3.4 – 4Ampe / 0.8-0.9Ampe


+ 1/6HP ~ 160 – 180 lít / 4 – 5.5Ampe / 0.8 – 1Ampe


+ 1/4HP ~ 220 – 400 lít / 6.5 – 9A / 1 – 1.3mpe


+ 1/3HP ~ > 400 lít / 10 – 15Ampe / 1.8 – 2.3Ampe



Với Inverter thì mức Ampe chỉ dao động từ 0 – MaxAmpe Current (tức không có dòng Start ) . Cho nên khi lựa chọn ổn áp cho dòng Inverter chỉ dựa vào mức MaxAmpe của thiết bị mà lựa chọn là đủ. Vd : Tủ 1/3Hp chạy Max Ampe là 2.3A => chỉ cần mua loại 1KVA ~ 5A là đư xài.



Những điều cấm khi đã sử dụng tủ lạnh



+ Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil => thủng là coi như mình đã "kết liễu" em nó đấy . Nếu lỡ bị thủng rồi thì cứ chuẩn bị tinh thần mua tủ mới hoặc cho làm lại với giá tiền cắt cổ ~ 5-800k mà lúc làm xong "dung nhan" em nó cũng chả lành lạnh gì .


+ Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì chơi riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có tgian để hồi toàn bộ lượng Gas khi bị ngắt đột ngột).


+ Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), cấm cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị Shock điện gây hư hỏng mát dây bên trong


+ Khi xê dịch tủ ngòai kiểu bê thẳng đứng thì lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30min (tgian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh)


+ Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì do được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt cho nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ là OK. Nên để cách tường khoảng >~10cm để đảm bảo lưu thông không khí.



Các loại ga dùng cho tủ lạnh



Các loại Gas và tầm ảnh hưởng của Gas


- Hiện nay có rất nhiều loại Gas được ứng dụng cho nhiều loại khác nhau. Vd : Gas cho tủ cấp đông, tủ lạnh, điều hoà v.v.... Sẵn tiện mình liệt kê 1 số loại Gas phổ thông thường gặp nhất.


1. Gas 12 ( R12 ) : có trị số nén là 88-90 Psi ở nhiệt độ 30*C


- Là loại gas dùng phổ biến nhất trong các loại tủ lạnh đời cũ. Tính chất hoá học có Toxic (độc) nhẹ. Gặp lửa xúc tác gây cháy có lửa màu xanh lá và toả mùi rất hắc (bình thường hít phải cũng thấy hôi rồi). Có thể gây choáng và nhức đầu nếu hít nhiều.


- Do tính chất độc hại và gây nguy hiểm cho tầng Ozon nên hiện nay đã có nhiều loại Gas thay thế cho R12 Vd : R134a, Mr.86, Mr.88


2. Gas 22 ( R22 ) : có trị số nén là 158-160 Psi ở nhiệt độ 30*C


- Là loại gas dùng phổ biến trong máy lạnh, máy điều hoà hiện nay. Có tính chất độc nhẹ tuy nhiên nếu cháy sẽ gây độc khi hít phải. Gây hại cho tầng Ozon và dần được thay thế bằng loại GasR410a. Tuy nhiên về giá thành cho máy đồng bộ thay thế R22 = R410a này còn quá mắc nên chưa thể đại trà được.


3. Gas134a (R134a) : là loại Gas thay thế cho R12. Cho nên có trị số nén tương đương ~ 90Psi at 30*C


- Dùng phổ biến cho nhiều loại tủ lạnh dân dụng hiện nay. Do bị ràng buộc về an toàn môi trường nên các tủ dùng R12 giờ đây thay thế bằng loại R134a


4. Gas 410a ( R410a ) : là loại Gas không gây độc, ko ảnh hưởng tới tầng Ozon. Hiện nay mình chỉ thấy ứng dụng của R410a trong các loại máy điều hoà Inverter là chủ yếu. Còn các loại phổ thông thường (Non-Inverter) thì chưa thấy xài R410a này.


-Trị số nén của R410a so với R22 là 1.6 => lấy trị số nén của R22 nhân cho 1.6 là ra trí số nén R410a (160 x 1.6 = 256 psi )


5. Gas 404 (R404) : dùng trong tủ cấp đông. Được thiết kế dành riêng áp dụng cho nhu cầu làm đông ở nhiệt độ âm sâu hơn thiết bị đông xài R12 và R134a.


6. Gas R600 : sử dụng trong tủ lạnh dòng cao cấp hiện nay. Được ứng dụng trong các tủ lạnh loại Inverter, đem lại hiểu quả giữ lạnh lâu hơn, tiết kiệm điện hơn so với dòng Gas cũ trước đó là R12 và R134a



Về các dòng tủ năm 2013



1. Cao cấp : 2 trùm chuyên tại 2 quốc gia


- Trùm chuyên của Châu Âu là Electrolux : thương hiệu lớn đến từ Thụy Điển. Đa phần Made in Thailand. Model gu thẩm mỹ của Electrolux chủ đạo là màu trắng và bạch kim, với thiết kế của Châu Âu thì thôi khỏi nói về mẫu mã sang trọng. Công suất tủ thì luôn ở mức đúng và dư tải so với dung tích tủ nên do đó mà độ bền của tủ rất cao (nên cũng trả tiền điện nhiều luôn).


- Trùm chuyên của Japan là Hitachi : thương hiệu chuyên sản xuất tủ lạnh hàng đầu của Japan. Các chi tiết linh kiện đều là Made in Japan và được lắp ráp ở Thailand hoặc VN (tùy theo model). Do hàng Châu Á nên các model tủ dựa trên tính cổ điển và mang tính thực tế rất nhiều. Thành ra mẫu mã của Hitachi được bình chọn phần đông là thô và xấu so với các hãng khác. Tuy nhiên điều không thể bàn cãi được là chất lượng của Hitachi quá ư là tuyệt vời. Tuy nhiên gần đây cũng có phàn nàn về chất lượng máy nén hơi ồn, đặc biệt là dòng tủ bình dân dưới 10tr.


2. Mẫu mã đẹp, chất lượng được đánh giá rất cao, an tâm cho sử dụng vì có chế độ bảo hành tương đối dài. Sự lựa chọn cho 2 cửa loại không đóng tuyết :


- Toshiba (model nhỏ đều Made in Việt Nam)


3. Mẫu mã đẹp, chất lượng tương đối trong phạm vi túi tiền eo hẹp. Tính đồng loại cả 2 đóng tuyết và không đóng tuyết


- Sanyo : Giờ là hàng china nhưng với giá cả cạnh tranh, nó vẫn là dòng tủ rất phổ biến.


- Sharp


4. Loại tủ cho giá rẻ dành cho mua số lượng :


- Deawoo


- LG


- Samsung


- Tên lạ ( hàng Tàu) (vd : InterNational – Alaska – Funiki v.v…). Nhưng tủ này thường dung tích nhỏ, giá rất hấp dẫn, phù hợp với những nhà ít người, gần chợ, dùng tủ để lấy nước mát và giữ một số thức ăn chín.


* Note : về mua tủ cho gia đình nên chọn loại không đóng tuyết và có công suất tủ >110W, tệ nhất phải 100W là OK. Đơn giản là khả năng tủ có thể chịu tải cao vào mùa lễ tết, nhét đồ ăn kín mít mà tủ vẫn lạnh, vẫn đông đá, ko hư hỏng gì hết. Với hộ gia đình mà xài tủ nhiều, ít có thời gian đi chợ thì nên sắm tủ cỡ >300L Inverter, càng to càng tốt, cơ bản là mua rồi cũng vài năm mới thay cái mới.


----------