hình ảnh

"Tôi biết anh ấy đã khiến tôi khổ sở, nhưng tôi vẫn yêu anh ấy"

"Tôi biết điều này có vẻ điên rồ, nhưng tôi nhớ cô ấy".

“Anh ấy có bạn gái mới và cũng bạo hành cô ta… nhưng tôi cảm thấy ghen tị! ”

Nhiều người không khỏi kinh ngạc và bàng hoàng khi nghe những lời chia sẻ này từ nạn nhân của bạo hành tâm lý hoặc chứng kiến cảnh họ quay lại với mối quan hệ độc hại.

Hội chứng Stockholm là một phản ứng cảm xúc xảy ra khi một số nạn nhân bị bạo hành và làm con tin có cảm xúc tích cực đối với kẻ bạo hành hoặc kẻ bắt giữ.

Gắn kết tình cảm với kẻ bạo hành thực sự là một chiến lược để tồn tại của nạn nhân bị bạo hành và đe dọa. Hội chứng Stockholm đã được biết đến khá rộng rãi trong các tình huống bắt giữ con tin và/hoặc bạo hành đến nỗi các nhà thương thuyết về con tin của cảnh sát không còn coi đó là điều bất thường nữa. Một điểm lợi của hội chứng này trong các tình huống tội phạm đó là nó cải thiện cơ hội sống sót của các con tin. Nhưng mặt hại là những con tin trải qua “Hội chứng Stockholm” sẽ không hợp tác tốt trong quá trình giải cứu hoặc truy tố hình sự. Các nhân viên thực thi pháp luật từ lâu đã nhận ra hội chứng này ở những người phụ nữ bị đánh đập nhưng không thể buộc tội, thậm chí bảo lãnh người chồng/bạn trai bạo hành ra khỏi tù, và tệ hơn nữa là tấn công các sĩ quan cảnh sát khi được giải cứu khỏi một cuộc tấn công bạo lực.

Điều quan trọng là phải hiểu các thành phần của Hội chứng Stockholm vì chúng liên quan đến các mối quan hệ lạm dụng và kiểm soát. Sau khi hiểu rõ về hội chứng, sẽ dễ hiểu hơn tại sao nạn nhân lại ủng hộ, yêu thương và thậm chí bênh vực những kẻ bạo hành và kiểm soát họ.

Đọc thêm về hội chứng Stockholm tại ĐÂY