Đối với mỗi người dân Việt Nam thì tiếng ‘tết’ đã trở nên vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, bên cạnh ngày tết âm lịch – tết Nguyên Đán, bạn còn biết những ngày tết nào nữa trong năm.


Mang theo những ý nghĩa và nét đặc trưng khác nhau, mỗi ngày lễ tết trong năm đều xuất phát từ những nguồn gốc và sự tồn tại khác nhau. Vậy rốt cuộc, trong một năm Âm lịch có bao nhiêu ngày tết?



webtretho



1. Tết Nguyên Đán – 1/1 âm lịch: Là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á.



2. Tết Nguyên Tiêu – vào ngày Rằm tháng Giêng: Là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.



3. Tết Hàn Thực vào 3/3 âm lịch: “Hàn Thực” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.



4. Tết Thanh Minh – khoảng 6/3 – 20/3 âm lịch: Là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành.



5. Tết Đoan Ngọ – ngày 5/5 âm lịch: Là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.


webtretho



6. Tết Trung Nguyên vào Rằm tháng Bảy: Là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung). Ngoài ra, vào ngày Rằm tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân.



7. Tết Trung Thu vào Rằm tháng Tám: Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là tết trông Trăng hay tết Đoàn viên.



8. Tết Táo Quân – ngày 23 tháng Chạp: Là ngày là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.



9. Tết Khai Hạ (mùng 7 tháng Giêng): Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới, cầu mong sự may mắn cho cả năm.



10. Tết Trùng Cửu hay Tết Trùng Dương (mùng 9/9 âm lịch): Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ.



webtretho



11. Tết Trùng thập (10/10 âm lịch): Đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất.



12. Tết Hạ Nguyên hay Tết Cơm mới – (ngày 15/10):. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới – trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.



Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/