- Các mẹ nên cất giữ và bảo quản cẩn thận sổ tiêm phòng hay phiếu tiêm phòng của trẻ. Trong sổ hay phiếu tiêm phòng đó sẽ có ghi cụ thể ngày tiêm phòng các mũi tiếp theo nên nếu cất giữ cẩn thận thì các mẹ sẽ nhớ được để đưa con đi tiêm đúng ngày. Hơn nữa có một số sổ tiêm phòng còn chia sẻ các kiến thức chăm sóc cho con tại nhà như theo dõi dinh dưỡng của trẻ như thế nào, cách hạ sốt tại nhà, cách chữa táo bón cho trẻ…Những thông tin này thường rất hữu ích nên có thời gian các mẹ nên đọc tham khảo them.

- Khi đi tiêm phòng thì khai báo với bác sĩ những biểu hiện bất thường của trẻ tại nhà trước đó để bác sĩ có thể cho chỉ định thích hợp, giữ trẻ đúng tư thế đã được các cán bộ y tế hướng dẫn, theo dõi con 30 phút sau khi tiêm có gì bất thường hay không và về nhà theo dõi ít nhất 24 giờ các biểu hiện của trẻ như nhiệt độ, tình trạng ăn ngủ, phát ban, bất thường tại vị trí tiêm.

- Chăm sóc, quan sát trẻ thường xuyên, đặc biệt không tì đè vào vị trí tiêm chủng và cũng không đắp gì lên chỗ tiêm của trẻ.

- Nếu như trẻ có dấu hiệu bị sốt thì cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên để theo dõi,trẻ có các biểu hiện như co giật, tím tái, nôn ói, sưng tím ở chỗ tiêm hay sốt cao trên 39 độ thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xử lý.

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ vì sức đề kháng của trẻ nhỏ với các tác nhân gây bệnh còn yếu, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện và phát triển đầy đủ như người lớn cho nên tiêm phòng là một trong những lựa chọn tốt nhất để có thể giúp bé phòng được bệnh tật và khỏe mạnh. Vì vậy các mẹ cũng cần nhớ đúng lịch để đưa con đi tiêm phòng đúng thời gian và phải theo dõi các biểu hiện của trẻ sau tiêm phòng để phát hiện được những bất thường và có biện pháp xử trí kịp thời cho trẻ.