Các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách


1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển tương đối hoàn thiện để có thể tiêu hóa và hấp thu được các loại thức ăn đặc và “phức tạp” hơn sữa mẹ.

Có không ít mẹ muốn bé phát triển nhanh nên đã cho bé dùng bột ăn dặm ngay từ khi bé mới được 4 tháng tuổi. Phải làm quen với việc ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ như:

Trẻ dễ chán sữa mẹ, bú ít dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ, làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.


Trẻ quen ăn nhiều hoặc được bồi bổ quá mức làm tăng nguy cơ béo phì.


Trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non yếu.


Thận và dạ dày của trẻ dễ bị tổn thương do phải hoạt động “quá tải” trong khi lại chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ dễ gặp phải các triệu chứng như đau dạ dày, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,… đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong tương lai.


Khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi, chức năng phản xạ nuốt chưa hoàn thiện đồng thời các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn,… nên trẻ dễ bị sặc, nghẹn, thậm chí có thể bị tắc nghẽn đường thở do thức ăn tràn vào.


Cẩm nang cho trẻ ăn dặm chuẩn, cho trẻ từ 6 tháng tuổi 1

Thời điểm “vàng” để trẻ tập ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi

Những dấu hiệu cho thấy bé đã “bật đèn xanh”, sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm:

Bé thường xuyên đói, đòi bú dù mới vừa bú xong cách đó không lâu hoặc vẫn bú đủ và no như thường ngày.


Bé thường xuyên “nhìn miệng” và nhai tóp tép: Khi nhìn thấy người lớn đang ăn, bé có biểu hiện bắt chước động tác và nhai tóp tép, đùn lưỡi liên tục.


Bé thường xuyên thức giấc, khóc đòi ăn đêm nhiều hơn.


Bé đã biết “hợp tác” với muỗng: Mẹ có thể dùng “phép thử” xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa bằng cách đưa muỗng đến gần miệng bé. Nếu bé cố gắng mở miệng thay vì phản xạ đẩy muỗng, điều này đồng nghĩa với việc bé muốn ăn dặm rồi mẹ nhé.


Bé đã có thể ngồi vững, kiểm soát đầu và cổ tốt, thậm chí có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp của người lớn.


Khi có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn, bé sẽ cố gắng đưa tay với lấy rồi cho vào miệng “gặm nhấm”. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bé đã có thể ngay lập tức ăn được thức ăn thô, mẹ hãy kiên nhẫn tập dần dần cho bé nhé!


Nếu bé yêu của mẹ có các biểu hiện trên chứng tỏ bé đã “bật đèn xanh” báo hiệu muốn được ăn dặm rồi đấy mẹ ơi. Mẹ hãy sẵn sàng tinh thần để cùng con bắt đầu một “chặng đường” mới đầy thú vị mẹ nhé!

XEM THÊM: sua may tinh quan binh thanh