Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là hoạt động có đóng góp rất đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, mà hoạt động này còn gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm quốc gia và mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam vẫn còn ở mức khá thấp so với mặt bằng chung của thế giới.

hình ảnh

Trong bài viết này, GoSELL sẽ giải đáp cho người đọc một số thông tin liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ. 

1. Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là gì?

Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là quá trình bán, cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam, khu phi thuế quan hoặc cung cấp cho khách nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.”

Nguồn: Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP

Những ngành dịch vụ xuất khẩu mang đến thành công và sự bức phá thường là những ngành được đầu tư với hàm lượng chất xám cực kỳ cao và liên quan đến công nghệ thông tin, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chính phủ, phần mềm hoặc các hoạt động tư vấn. 

hình ảnh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có khoảng 70 loại hình sản phẩm dịch vụ được xuất khẩu, bao gồm: tài chính - ngân hàng, bưu chính Viễn thông, tư vấn xây dựng, tư vấn quản lý, công nghệ phần mềm, tư vấn thương mại quốc tế...

2. Cách hình thức xuất khẩu dịch vụ chính

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ có 4 hình thức chính:

hình ảnh

  • Thương mại dịch vụ giữa các quốc gia: Xuất khẩu dịch vụ từ quốc gia, vùng lãnh thổ này sang quốc gia, vùng lãnh thổ khác bằng các hình thức theo quy định của pháp luật
  • Sử dụng hàng hóa dịch vụ ở nước ngoài: Người nước ngoài đến một quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó và dùng dịch vụ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. Ví dụ người nước ngoài sang Việt Nam du lịch, thì du lịch chính là dịch vụ xuất khẩu.
  • Hiện diện thương mại: Là khi một công ty thành lập chi nhánh hoặc công ty con ở nước ngoài và cung cấp dịch vụ cho người dân tại nước đó.
  • Hiện diện thể nhân: Một cá nhân tạm thời di chuyển sang quốc gia, vùng lãnh thổ khác để cung cấp dịch vụ cho người dân ở nước đó. Có thể hiểu tương tự như đi công tác, tình nguyện hoặc điều chuyển đến nước ngoài làm việc.

>>> Xem thêm: Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm

3. Quy định về thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu dịch vụ

Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014, 2016) quy định xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sẽ được áp dụng mức thuế 0%. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không được áp dụng thuế 0%, bao gồm:

hình ảnh

  • Tái bảo hiểm ra các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam
  • Hoạt động chuyển giao công nghệ hoặc nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam
  • Hoạt động chuyển nhượng vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, cấp tín dụng tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam
  • Dịch vụ tài chính phái sinh và bưu chính viễn thông ra nước ngoài
  • Các dịch vụ xuất khẩu tại khu phi thuế quan, gồm: cho hội trường, nhà, kho bãi, văn phòng, khách sạn, vận chuyển người lao động, ăn uống
  • Hoạt động nghệ thuật, thi đấu thể thao, văn hóa, giải trí, quảng cáo, hội nghị, đào tạo, du lịch, khách sạn. 
  • Thanh toán qua mạng; 
  • Dịch vụ bán, phân phối và tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam.

Nguồn: Theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014, 2016)

>>> Xem thêm: Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Trên đây là những thông tin mà GoSELL muốn chia sẻ đến đọc giả về xuất khẩu hàng hóa dịch vụ từ Việt Nam ra nước ngoài. Mong rằng bài viết trên có giá trị tham khảo cho những cá nhân hoặc doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.