Có mom nào theo dõi vụ này không? Hôm qua giờ đi đâu cũng thấy CTD vs Kusto, hoang mang quá, không biết chứng CTD sẽ thế nào? Mọi người theo dõi cứ như xem thương vụ trong phim HongKong xưa

Việc lùm xùm gần đây diễn ra ở Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), không phải là mới. Mối tình "cơm không lành, canh chẳng ngọt ngày" chỉ gói gọn trong 2 chữ" M&A Ricons". Vậy Ricons là "Tuesday" nào, mà khiến cho quan hệ cổ đông chiến lược giữa Kusto và CTD đi tới bờ vực không thể cứu vãn như lúc này?

Công ty Ricons (tên cũ là Phú Hưng Gia) đã được thành lập từ 16 năm trước (sớm hơn cả Coteccons). Nhóm Kusto đã biết về sự tồn tại của Ricons ngay từ thời điểm đầu tư vào Coteccons năm 2012 (tại thời điểm này Coteccons sở hữu trên 20% cổ phần Ricons). Sau khi phát hành cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ, hiện nay Coteccons sở hữu 14.87% Ricons. Do đó, Coteccons có lợi ích tại Ricons vì Ricons chính là công ty liên kết với Coteccons. Ricons là một doanh nghiệp tiềm năng, chưa lên sàn chứng khoán (năm ngoái dự kiến lên sàn Ad có đi săn cổ này rao riết trên OTC), có phân khúc khách hàng riêng và đội ngũ nhân sự chất lượng. Đây cũng là lý do Coteccons muốn sáp nhập Ricons để gia tăng thị phần nhưng nhóm Kusto đã nhiều lần lợi dụng ưu thế cổ đông lớn để phủ quyết.

Lí do mà "nhóm Kutso" đưa ra để bảo vệ quan điểm "Nói không với M&A Ricons":

1. Quan trọng tiên quyết nhất là lợi ích hiện tại của họ bị suy giảm. Bằng việc "dung hợp" 2 công ty thành một, thì tỉ trọng cán cân phủ quyết của "nhóm Kusto sẽ dưới 43.4% như hiện tại:

- KUSTOSHEM: 18.02%

- Kustocem Pte. Ltd: 18.02%

- Công ty TNHH MTV KD và ĐT Thành Công: 14.5%

- Talgat Turumbayev: 2.06%

Theo nhẩm tính cán cân năng lực, thì sau M&A (nếu có) thì lượng tổng cổ nhóm này sẽ rơi về mức 25-30%, không còn quyền phủ quyết (các bạn nếu xem Shark Tank sẽ hay nghe). Nên việc Kusto 5 lần 7 lượt muốn từ chối thẳng thừng sáp nhập Ricons, nhiều lần đã khiến anh Dương cùng 500ae cảm thấy không hài lòng.

2. Lí do thứ 2 họ nói rằng việc "nhập chung" Ricons vào sẽ chẳng thay đổi cmn gì nhiều hết, nên thôi cứ để vậy mà chiến thêm vào cồng kềnh bộ máy. Ad cho rằng quan điểm này không hợp lí vì:

- Hiện tại tăng trưởng của "thằng em" Ricons này khá hổ báo từ việc chỉ chiếm biên lợi nhuận gộp khoảng 11%, nếu so sánh với biên lợi nhuận gộp của CTD, thời điểm 2015 (sau tái cấu trúc Ricons). Hiện tại đã xấp xỉ bằng nửa với "anh cả" CTD.

- Chưa kể nếu nhập thêm Ricons và thì CTD sẽ tăng sức cạnh tranh cho các phân khúc trung và thấp hơn. Điều này Ricons đang làm tốt. Và tương lai đưa ngành xây dựng Việt Nam vươn sức cạnh tranh, giành các hợp đồng thầu trên Thế giới.

3. Kusto có thể đang cay cú "thằng em" khi nhiều năm gần đây liên tục tăng trưởng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận. Trong khi doanh nghiệp của mình mang tiếng là "anh cả" thì lẹt đẹt. Họ nghi ngại rằng liệu ông Nguyễn Bá Dương và cộng sự có đang nhằm "chuyển giá" từ công ty mẹ sang con?

Tới mục 3 Ad thấy nhiều ace nhà đầu tư có vẻ rất đồng cảm với Kusto nào là: "Đuổi m* bọn thằng D với ae nó đi cho xong, toàn ăn cháo đá bát", "Toàn lũ chuyển giá, rút ruột về cho Ricons, bên đấy nhân sự cũ của CTD hết chứ lạ gì?" hay "Làm vậy thì cổ đông chiến lược nào dám góp vốn cho mấy ông nữa"?. Về những ý kiến trên, Ad cũng có những quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chủ quan thôi nhé :)))). Rằng:

Thứ nhất: Coteccons được kiểm toán bởi những công ty nổi tiếng nằm trong nhóm Big 4 (PwC, KPMG, EY, Deloitte). Đây là các công ty kiểm toán nước ngoài chuyên nghiệp, không ai có thể can thiệp vào kết quả kiểm toán của họ. Ngoài ra, HĐQT của Coteccons được vận hành minh bạch, đảm bảo luôn giám sát chặt chẽ Ban điều hành. Trong cơ cấu 7 thành viên HĐQT, có 3 thành viên độc lập là những người có uy tín trong xã hội (đơn cử như ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam).

Thứ hai: Coteccons có doanh thu trên 20,000 tỷ đồng/năm, một số dự án có giá trị lên đến 7,000 tỷ đồng nên Công ty có hệ thống hàng ngàn nhà thầu phụ/nhà cung cấp. Ricons, Unicons hay bất cứ đơn vị nào khác cũng chỉ là một trong số rất nhiều nhà thầu phụ của Coteccons. Bên cạnh đó, Công ty có hợp đồng rất chi tiết với tất cả nhà thầu phụ/nhà cung cấp trong đó quy định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi bên cũng như chi phí quản lý của Coteccons.

Thứ ba: Ngoài ra, Coteccons còn có phòng Kiểm soát Chi phí & Hợp đồng để theo dõi hợp đồng đã ký với các đối tác tuân thủ đúng hệ thống Công ty như: Quy chế quản lý tài chính, Quy trình giao thầu cho nhà thầu phụ/nhà cung cấp, Quy tắc quản lý lực lượng thi công…Thêm nữa gần đây bên CTD đã dừng hẳn một số hợp đồng với Ricons để tránh những lùm xùm thêm không đáng có.

Cuối cùng: Cái tâm và cái tầm của anh Dương đối với CTD, muốn M&A, tối đa hóa mọi nguồn lực như cái cách mà họ làm với Unicons. Để giúp ngành xây dựng Việt Nam nói chung cũng như CTD nói riêng có tiếng nói trên bản đồ Thế giới. Nhớ khi xưa những cái bắt tay, những câu chuyện "chém gió" ngọt ngào giữa 2 bên là thế mà. Sao giờ Kusto lại "lật bàn?

Kết luận: Nên có một thống nhất cuối cùng cho vấn đề này càng sớm càng tốt để không chỉ ace công nhân viên ban lãnh đạo chú tâm vào công việc, mà còn là lợi ích của các cổ đông trên sàn, cổ đông chiến lược...Nếu Kusto muốn đẩy anh Dương cùng một số lãnh đạo khác nhằm "thay máu" thì theo Ad nghĩ đây là nước cờ cần tính lại, vì việc leader Dương ra đi CTD chỉ có hại thêm chứ không có lợi. Trừ phi mục đích của họ lại giống như những câu chuyện đã từng xảy ra trong quá khứ với Descon và Beton 6....

Cre: Cafe Chứng Khoán

hình ảnh