Những bộ trang phục văn hóa dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2022 đang gây nên hai luồng tranh cãi trái chiều: Là sáng tạo độc đáo hay "ô dề" quá mức?

Miss Grand Vietnam 2022 - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 được biết đến là một cuộc thi sắc đẹp quốc gia của Việt Nam và sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 10, người chiến thắng sẽ đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022 tại Bali, Indonesia vào ngày 25 tháng 10 năm 2022. Đây cũng được xem là cuộc thi thu hút sự chú ý quan tâm của khán giả và trở thành cuộc thi Hoa hậu được mong chờ nhất hiện nay. Và một trong những điều tạo nên tiếng vang lớn cho chương trình phải nói đến phần thi trang phục dân tộc (National Costume) đầy "sóng gió" diễn ra vào đêm 23/9 vừa qua tại TP.HCM.

Miss Grand Vietnam 2022: Đêm diễn trang phục văn hóa dân tộc chưa đậm chất  thời trang - Website tin tức

Ảnh: 2Sao

Cụ thể vào tối 23/9 vừa qua, đêm thi Trang phục Văn hóa Dân tộc đã diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM trong khuôn khổ cuộc thi Miss Grand Vietnam 2022 chính thức diễn ra với 60 thiết kế đến từ các tài năng thiết kế trẻ trên toàn quốc đã được trình diễn bởi các Hoa - Á hậu nhà Sen Vàng và top 50 thí sinh xuất sắc của cuộc thi Miss Grand Vietnam năm nay. Đây được xem là một trong những thành phần quan trọng tạo nên sự thành công Miss Grand Vietnam 2022, phần thi Trang phục Văn hóa Dân tộc đã thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả ngay từ vòng sơ khảo.

Được biết thêm, các thiết kế trong phần thi Trang phục Văn hoá Dân tộc được phụ trách bởi 6 mentor bao gồm: NTK Văn Thành Công, Vũ Việt Hà, Nguyễn Minh Tuấn, Brian Võ, Nguyễn Minh Công và NTK Tín Thái. Từng bộ trang phục được đầu tư chỉn chu từ những chi tiết nhỏ. Theo đánh giá chung của các giám khảo khách mời, cuộc thi thiết kế trang phục Văn hóa Dân tộc năm nay đem lại hiệu ứng tốt, rất nhiều các NTK trẻ đã thể hiện sự sáng tạo vượt ra khỏi sự an toàn, nhiều thiết kế được ấp ủ từ lâu trên bản vẽ nay đã được các bạn trẻ hiện thực hóa phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

hình ảnh

Màn trình diễn của Thùy Dung qua bộ trang phục "Mùa nước lên" của NTK Hoàng Khương gây ấn tượng mạnh với khán giả theo dõi bởi thiết kế tinh xảo và thể hiện rõ nét đẹp văn hoá dân tộc. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Á hậu Ngọc Thảo khiến khản giả thích thú trong thiết kế mang tên "Giá Đồng Thiên Phủ" kết hợp cùng màn trình diễn vũ điệu múa hầu đồng đặc trưng của Đạo Mẫu. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Thiết kế mang đậm hơi thở dân tộc Ê đê tỏa sáng trên sân khấu Miss Grand Vietnam khiến khán giả vô cùng thích thú. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Thiết kế được Á hậu Phương Anh trình diễn lấy ý tưởng từ dòng tranh trúc chỉ Huế. Trên fanpage, nhiều khán giả dành lời khen cho mẫu thiết kế này. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Võ Thị Thương khoác lên người mẫu thiết kế với tên gọi "Nữ tướng". Trang phục có biểu tượng của voi - loài vật gắn chặt trong những cuộc xung trận xưa của người Việt. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Việc các chi tiết trên bộ thiết kế này được xử lý, kết hợp vô cùng đẹp mắt khiến khán giả liên tưởng đến sắc lúa chín vàng óng ngoài cánh đồng. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Trang phục có biểu tượng thủy đình - sân khấu đặc trưng của loại hình nghệ thuật múa rối nước được tác giả tinh tế sử dụng màu vàng ánh kim giúp bộ cánh trông thêm nổi bật. Ảnh: Miss Grand Vietnam

Những bộ trang phục của Miss Grand Vietnam 2022 năm nay ngoài việc được thực hiện kỳ công với những ý tưởng đa dạng, chủ đề rộng mở thì còn được giới chuyên môn và cộng đồng mạng nhận xét rằng còn đẹp hơn cả bản vẽ. Dù kinh phí được BTC hỗ trợ chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng, các NTK trẻ vẫn rất thành công trong việc biến các ý tưởng, bản vẽ trên giấy trở thành những bộ trang phục hoành tráng, đẹp mắt. Điển hình như những phần thi dưới đây!

hình ảnh

Thiết kế "Liên Sắc" này đang nhận được nhiều lời khen hàng đầu từ cộng đồng fan sắc đẹp. Mọi người còn cho rằng so với bản vẽ gốc thì bộ trình diễn còn đặc sắc hơn rất nhiều. Ảnh: 2Sao

hình ảnh

Trong bộ thiết kế "Sắc Liên Hương" mà Hoa hậu Tiểu Vy trình diễn, việc thay nón quai thao vàng bằng những cánh sen khổng lồ của bản vẽ gốc đã khiến bộ thiết kế trông hợp nhãn hơn rất nhiều. Ảnh: 2Sao

hình ảnh

Từng được xem là thảm họa trang phục dân tộc và không quá hoành tráng, thiết kế "Tắt Đèn" của tác giả Trịnh Ngọc Hào lột xác trên sân khấu qua phần thể hiện của thí sinh Huỳnh Thới Ngọc Thảo. Ảnh: 2Sao

hình ảnh

Thiết kế mang tên "Non Xanh Nước Biếc" từ bản vẽ gốc đến trang phục dự thi thực tế đều truyền tải rất tốt thông điệp về danh lam thắng cảnh Việt Nam cũng như kêu gọi tinh thần bảo vệ môi trường. Ảnh: 2Sao

Như từ đầu bài viết có đề cập, bên cạnh những phản hồi tích cực của khán giả, nhiều bài dự thi của các thi sinh được cộng đồng fan sắc đẹp đánh giá cao về đa dạng phong cách và tư duy sáng tạo mới lạ. Song, vẫn tồn tài nhiều bình luận trái chiều cho rằng một số thiết kế lại quá "lố lăng", "tấu hề" tại một cuộc thi sắc đẹp lớn này. Chưa kể nhiều trang phục còn đang "dính" nghi vấn đạo nhái, thiếu kiến thức văn hóa, chính trị vô cùng đáng tiếc.

hình ảnh

Bộ thiết kế mang tên "Cô Em Dao Đỏ" của tác giả Phạm Minh Hiếu lấy cảm hứng từ dân tộc Dao, cụ thể là nhóm Dao Đỏ bị chỉ trích vì sự thiếu kiến thức của người thiết kế. Cụ thể, nhiều khán giả cho rằng bộ trang phục đã sử dụng nguyên 3 cái chân váy của 3 nhóm H'mông khác nhau vào làm tà sau của chiếc váy. Đồng thời từ hoa văn trên áo đến hình in ở mặc sau, bộ trang phục hoàn toàn mang nét văn hóa của dân tộc H'mông. Chưa kể, trang phục của người Dao đỏ thường không mặc váy dài như bản vẽ thiết kế. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Thiết kế "Tự Hào Việt Nam" của tác giả Bùi Hoàng Ân tuy nhận được nhiều phản hồi tích cực về tính thẩm mỹ nhưng đồng thời cũng vấp phải ý kiến trái chiều về tư duy thiết kế, cho rằng bộ trang phục này "sử dụng quốc kỳ không hợp lý". Lấy cảm hứng từ phong trào "đi bão" của người dân Việt Nam thông qua trang phục áo dài, tuy nhiên cư dân mạng nhận xét chiếc áo dài mà Bùi Hoàng Ân thiết kế trông quá hở hang và mất đi phom dáng đặc trưng. Đồng thời, việc sử dụng quốc kỳ để làm phần thân trên cắt xẻ được xem là không phù hợp. Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Dù không "dính phốt" thiếu kiến thức liên quan đến chính trị, văn hóa nhưng thiết kế "Liên Trắng" của Lê Quang Thắng trên đây đang gặp phải nghi vấn đạo nhái trang phục dân tộc xuất hiện tại Miss Grand Thailand. Cụ thể ý tưởng phần cánh lấy cảm hứng từ nước và kiểu dáng trang phục có phần "hao hao" đã khiến thí sinh này lọt vào danh sách những "đạo sĩ" của Miss Grand Vietnam. Ảnh: Miss Grand Vietnam & Miss Grand Thailand

Hình ảnh diện trang phục dân tộc của Hoa hậu Mai Phương bị rò rỉ, dân mạng chê kém sang - Ảnh 1.

Trước đêm thi trang phục dân tộc thuộc khuôn khổ cuộc thi Miss Grand Vietnam 2022 được chính thức diễn ra, hình ảnh Hoa hậu Mai Phương diện thử thiết kế "Cá Chép Hóa Rồng" để trình diễn trong đêm thi đã từng khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" và nhận nhiều lời chỉ trích cho rằng trang phục này  kém sang so với bản thiết kế rất nhiều. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống.

Hình ảnh diện trang phục dân tộc của Hoa hậu Mai Phương bị rò rỉ, dân mạng chê kém sang - Ảnh 2.

Nhìn bản vẽ mọi người có thể thấy, chiếc áo dài màu đỏ có họa tiết ánh kim vô cùng tinh tế, sang trọng. Nhưng khi nhìn vào ảnh thực tế, chiếc áo dài mà Hoa hậu Mai Phương mặc lại bị đính "sương sa hột lựu" trông khá kém sang. Chưa kể, Hoa hậu Mai Phương có chiều cao hạn chế nên khi diện bộ đồ này thì dường như bị "nuốt chửng". Ảnh: Miss Grand Vietnam

hình ảnh

Một số tác phẩm dự thi được cho là vô tình trở thành "trò đùa" cho những bình luận tiêu cực. Bởi tính thái quá và thiếu chọn lọc mà các nhà thiết kế chăm chút cho đứa con tinh thần của mình, họ đã bỏ quên tính chất "văn hóa" và "dân tộc" mà đắm chìm trong sự sáng tạo vô giới hạn nên trông các trang phục có hơi "ô dề", "lố lăng", trở thành chủ đề cho các cuộc đấu khẩu của cộng đồng mạng. Ảnh: Miss Grand Vietnam

Một số tác phẩm dự thi được cho là vô tình trở thành "trò đùa" cho những bình luận tiêu cực. Bởi tính thái quá và thiếu chọn lọc mà các nhà thiết kế chăm chút cho đứa con tinh thần của mình, họ đã bỏ quên tính chất "văn hóa" và "dân tộc" mà đắm chìm trong sự sáng tạo vô giới hạn nên trông các trang phục có hơi "ô dề", "lố lăng", trở thành chủ đề cho các cuộc đấu khẩu của cộng đồng mạng.

- Năm nay Việt Nam quá tuyệt. Xịn nhất thế giới luôn. Việt Nam nghiêm túc với phần thi này, sẵn sàng chinh chiến ở biển lớn.

- Miss Grand Vietnam sắp nổi tiếng rồi. Đây mới chỉ là vòng trang phục dân tộc mà chơi lớn quá. Sân khấu phía sau còn đổi màu theo trang phục. Người bạn Việt Nam của tôi nói họ đã chi 60 tỷ đồng cho sân khấu này. Thật sự hoành tráng.

- Nhìn trang phục dân tộc của Việt Nam mà hoa cả mắt. Liệu có chọn ra được chiếc váy đẹp nhất để đi thi không? Bộ trang phục nào cũng đẹp hết.

- Phần thi trang phục dân tộc nhưng không khác gì một chuyến đi du lịch. Sân khấu, góc máy quay, hiệu ứng thật tuyệt vời. Nhạc cũng hay nữa.

- Ôi, lộng lẫy quá. Liệu Miss Grand Thái Lan có thể cạnh tranh với Việt Nam không đây. Tôi thấy áp lực thay cho đại diện của chúng ta.

hình ảnh

Không chỉ có công chúng Thái Lan, trên Instagram, nhiều khán giả Indonesia cũng rất bất ngờ trước phần thi Trang phục dân tộc của Miss Grand Việt Nam. Ảnh: Instagram bunda.latinas

Tuy nhiên công tâm mà nói, đúng như câu "chín người mười ý", trong lĩnh vực thời trang thì chuyện tranh luận về mức độ phù hợp và thẩm mỹ của các bài dự thi "nửa đẹp - nửa xấu" vốn là vấn đề muôn thuở. Đôi khi việc sáng tạo vượt qua được giới hạn an toàn của bản thân là chuyện nên làm, nhưng sự sáng tạo của nhiều bạn trẻ hiện nay cần được "tiết chế" lại để thời trang và bản sắc Việt Nam được sống động hơn.