Thập niên 1920: Phong cách thời trang Flapper

Trước thập niên 1920, vẻ đẹp của phái yếu đến từ vòng eo con kiến được xiết chặt bằng áo corset. Nhưng đến thập niên 1920, thân hình thẳng dẹp và có phần nam tính của thời trang flapper lên ngôi. Cô gái flapper chẳng cần khoe đường cong quyến rũ. Vì cô hút hồn người đối diện bằng sự nhí nhảnh, bằng vũ điệu và những tua rua chuyển động nhịp nhàng trên trang phục.

hình ảnh

Thập niên 1930: Cơn đại khủng hoảng

Hippie là phong cách thời trang thay đổi cục diện nước Mỹ ở thập niên 1960. Khởi phát từ quận Haight–Ashbury của San Francisco, sau đó lan rộng ra các địa phận phương Tây. Phong cách thời trang Hippe được tách ra từ cụm từ Hipster trong phong cách thời trang cổ điển. Thời trang này mô tả sở thích của thế hệ trẻ với những trang phục cũ kỹ và lòe loẹt.

Thực tế, Hippie từng được xếp vào làn sóng Anti–Fashion (phản thời trang) quái gở và nổi loạn. Tuy nhiên, do tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ, Hippie thường được nhắc đến trên các kênh truyền thông ở các nước phát triển.

Cher, nữ danh ca người Mỹ, đã chọn phong cách Hippie làm dấu ấn phong cách mỗi khi trình diễn trên sân khấu và tham gia sự kiện.

Thập niên 1940: Phong cách Ivy League

Giai đoạn Thế Chiến II diễn ra (cho đến tận năm 1945), thời trang trở nên vô cùng tiết kiệm. Mọi người phải tái chế lại trang phục cũ để tiết kiệm tối đa. Phụ nữ gia nhập giới lao động, nên họ cũng tăng cường sử dụng các trang phục tiện vận động như áo blazer và chân váy ngắn trên gối.

Hậu Thế Chiến II là giai đoạn phát triển vượt bậc. Các quốc gia đồng minh giàu lên nhanh chóng. Phong cách thời trang của giới thượng lưu bị xăm soi. Một trong những phong cách được giới trẻ học theo là thời trang Ivy League.

Ivy League là 8 ngôi trường đại học hạng sang của Mỹ, chỉ dành cho nam sinh đến từ gia đình tầng lớp thượng lưu. Thời trang vẫn là quần tây, áo vest và giày lười (loafer). Nhưng các nam sinh trông casual hơn, khi phối bộ cánh cùng sweater vest, bỏ cà vạt và chọn kiểu quần tây ống cao.

Thập niên 1950: New Look của Christian Dior

Thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ hậu Thế Chiến II. Phái nữ cũng chia phe. Có những người tiếp tục muốn giữ công việc văn phòng như trước khi chiến tranh kết thúc. Họ biến tấu phong cách Ivy League của phái nam. Họ mặc đồng phục của nam giới như áo sơ-mi, quần ống suôn và áo vest. Váy áo rườm rà bị bỏ qua.


Còn có một nhóm khác quay lại với phong cách mộng mơ. Đây chính là khách hàng yêu thích phom dáng New Look của Christian Dior. Eo chít nhỏ, chân váy midi xoè rộng. Quý cô phong cách thời trang retro kiểu thập niên 1950

Thập niên 1960: Phong cách hippie nước Mỹ

Hippie là phong cách thời trang thay đổi cục diện nước Mỹ ở thập niên 1960. Khởi phát từ quận Haight–Ashbury của San Francisco, sau đó lan rộng ra các địa phận phương Tây. Hippe được tách ra từ cụm từ Hipster trong phong cách thời trang cổ điển. Phong cách này mô tả sở thích của thế hệ trẻ với những trang phục cũ kỹ và lòe loẹt.

Thực tế, Hippie từng được xếp vào làn sóng Anti–Fashion (phản thời trang) quái gở và nổi loạn. Tuy nhiên, do tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ, Hippie thường được nhắc đến trên các kênh truyền thông ở các nước phát triển.

Cher, nữ danh ca người Mỹ, đã chọn phong cách Hippie làm dấu ấn phong cách mỗi khi trình diễn trên sân khấu và tham gia sự kiện.

Thập niên 1960: Mod Style từ Anh Quốc

Song song với phong trào hippie, thập niên 1960 còn một phong cách thời trang retro khác: Mod Style.

Mod không phải là khuynh hướng, mà là phong cách sống đại diện cho một nhóm thế hệ trẻ nước Anh. Họ thích nghe nhạc Jazz và mê thời trang. Bùng nổ vào năm 1958 tại xứ sở xương mù, nhưng phong cách Mod ảnh hưởng nhiều từ cách ăn mặc của người Ý. Người mặc phong cách Mod ưa chuộng sự đơn giản và văn minh, phom dáng gọn gàng và tập trung tiểu tiết.

Nhắc đến phong cách Mod là phải nhắc đến Twiggy hay David Bowie cùng kiểu tóc Pixie ngắn.

Thập niên 1970: Phong cách Disco

Đây là thập niên yêu thích nhất của Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele từ Gucci. Thập niên 1970 có đa dạng khác trào lưu. Nhưng trào lưu định hình có lẽ là phong cách disco.

Trang phục định hình phong cách retro thập niên 1970: Trang phục ánh kim. Đầm mỏng và rủ. Đầm cực ngắn. Quần ống loe vải bóng màu nổi phối với áo cổ yếm. Trang sức lấp lánh. Giày platform – giày đế xuồng với độ cao chót vót.

Thập niên 1990: Geek Chic

Geek Chic là cụm từ định nghĩa cho phong cách của những cô nàng mọt sách, mang những cặp kính quá khổ. Họ không biết nhiều về thế giới bên ngoài, chỉ luôn đắm chìm vào những con chữ. Chính vì thế, cô gái Geek thường bị người khác gán ghép cho tính cách lập dị và lỗi thời.

Đến năm 2000, Geek Chic trở nên phổ biến rộng rãi và được liệt kê vào văn hóa Popular Culture (văn hóa đại chúng) ở châu Mỹ. Trang phục của phong cách Geek Chic không quá cầu kỳ trong phom dáng như chính tính cách nội tâm của những cô nàng Geek.

Đôi khi, hình ảnh những cô gái Geek bị đưa ra làm hình ảnh châm biếm trong một số tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nhân vật Andy của Anne Hathaway trong bộ phim Devil Wears Prada là kinh điển nhất cho phong cách Geek Chic.

Thập niên 2000: Phong cách Y2K

Thập niên 2000 là giai đoạn của sự bất ổn tâm lý. Khi xã hội bước sang một thế kỷ mới, từng xuất hiện rất nhiều lời tiên đoán, đồn đại về sự chấm dứt của sự sống trên Trái đất. Xuất phát từ những bất an này, làn sóng phản thời trang, đối nghịch và nổi loạn trỗi dậy.

Trong số những xu hướng thịnh hành nhất thập niên 2000 là phong cách Y2K. Nó là một sự chắp vá đầy ngẫu hứng của tất cả những item thời trang được xem là ngỗ nghịch. Váy ngắn, quần thấp trễ dưới rốn phối cùng áo crop top lộ càng nhiều eo càng tốt. Áo rách rưới mặc cùng quần cũng rách rưới. Trang phục color block không được phối theo quy tắc bánh xe màu sắc, tạo cảm giác trái ngược với những gì hài hòa. Phong cách retro Y2K quay trở lại mạnh mẽ vào thập niên 2020.