Tôi về nhà chồng làm dâu trong sự ghẻ lạnh thờ ơ của mẹ anh. Cho dù gia đình nội chẳng bề thế gì, nhưng lúc nào bà cũng ra vẻ ta đây là người có học, cư xử văn minh. Còn trong mắt mẹ chồng, gia đình thông gia chỉ là nông dân chính hiệu. Đã vậy còn ở vùng quê bà gọi với cái tên “nghèo mạt kiếp”. Chưa kể, trong mắt bà, tôi còn là người cướp đi con trai yêu quý và cái túi tiền của gia đình. Bởi vì anh là lao động chính trong nhà, kiếm tiền rất tốt.

Vì ghét con dâu nên mẹ chồng tôi ghét cả thông gia. Về nhà chồng 4 năm nay, chưa bao giờ tôi thấy bà nói năng 1 lời tử tế về ông bà ngoại. Bà còn chưa bao giờ thân chinh về nhà thông gia ăn cỗ giỗ, cỗ cưới hay ma chay dù chỉ cách đó có 30km. Nếu bên ngoại tôi có việc mời đến, bà đều bĩu dài môi:

hình ảnh

Ảnh minh họa internet.

“Giỗ đầu cụ thôi mà cũng mời đến thông gia, đúng là nhà quê phiền toái quá. Đi ăn cỗ giờ toàn phải tiền chứ có vác mồm không đâu mà cứ mời tràng giang đại hải”.

Nghe bà kêu ca vậy, chồng tôi còn thấy chối tai:

“Giỗ đầu cụ, ông ngoại bên ấy mời bà là đúng rồi còn gì. Bà đi được cùng ông thì đi, không đi thì ông đại diện cũng không ai thắc mắc cả”.

Chỉ lúc ấy bà mới chịu im không nói gì thêm. 

Về phần mình, tôi cũng khá xinh đẹp đảm đang, lễ phép song có lẽ người ra nói đúng: “Không ưa thì dưa cũng hóa giòi''. Dù tôi có cố gắng làm tốt bổn phận thế nào thì mẹ chồng cũng luôn cho mình cái quyền phán xét người khác, cái quyền lúc nào cũng đúng và chẳng coi dâu ra gì. Có nhiều khi, tôi chẳng làm gì cũng khiến bà ngứa mắt.

Biết bà không ưa, tôi cũng cố phớt lờ đi để yên cửa yên nhà. Cũng may còn được chồng và bố chồng tâm lý nên sống ở đây vẫn khá thoải mái. Song thỉnh thoảng tôi vẫn chạnh lòng về mẹ chồng quá thể.

Thường thì Tết đến, vợ chồng tôi đều lo nội ngoại như nhau. Cứ đến sáng mùng 2, hai đứa bế con về ngoại dù mẹ chồng không ưa ra mặt cứ lẩm bẩm:

“Về cái đất khỉ ho cò gáy ấy có quái gì vui đâu mà cứ sốt sắng về Tết sớm. Ở 1 ngày là lại chán phèo ra”.

Mấy ngày Tết, bà chẳng bao giờ gọi điện chúc Tết thông gia cả. Thậm chí ngày mùng 5 chúng tôi về, ông bà ngoại gửi biếu bao đồ ăn ngon cũng như cả phong bao mừng tuổi thông gia. Bà cầm hết nhưng chẳng gọi 1 lời cảm ơn ông ngoại.

Mùng 2 Tết năm nay, bố đẻ tôi làm 1 chuyến lên phố chúc Tết nhà bác họ nên tiện đường ông cũng vào thông gia thăm hỏi và chúc Tết cho gần gũi. Lúc ra về ông có lì xì ông bà thông gia mỗi người 100 ngàn lấy hên đầu năm. Ông cũng mở hàng cho cháu ngoại 1 tờ 200k mới cóng.

Do cháu chỉ mới 3 tuổi nên lúc ông đưa tiền cho cầm, nó cứ với với ra lấy lóng nga lóng ngóng. Vì cháu cầm không chắc nên làm rơi tờ tiền xuống sàn nhà. 

Có thế mà mẹ chồng cũng nói kháy: 

“Tay ông làm sao thế? Cho mỗi tờ cũng không xong. Lần sau có mỗi tờ như vậy thì khỏi phải cho cháu ngoại làm gì”.

Nghe mẹ chồng nói mà tôi bực cả mình. Nhưng ngày Tết ngày nhất đôi co lại sợ mất mặt nên tôi nhanh chóng nhặt lên rồi cầm thay cho con gái.

Cứ nghĩ chuyện như thế là xong mà sau khi ông ngoại về, bà nội vẫn bảo:

“Ông không biết đánh rơi tiền ngày đầu năm là rất xui à.  Tưởng nhiều nhặn gì, mừng tuổi thông gia 100k, mở hàng cho cháu có 200k bọ mà cứ làm quá”.

Bực quá nên tôi bật lại:

“Bà buồn cười thật đấy, mừng tuổi ít nhiều là tấm lòng của ông ngoại. Việc có gì đâu mà bà phải nói nặng nhẹ thế. Còn hơn nhiều người bao năm nhận lì xì của thông gia mà chưa bao giờ biết mừng tuổi lại cho họ chút lấy lộc đầu năm”.

Tôi chán ngán quá, không hiểu sao mẹ chồng lại khinh nhà ngoại như vậy? Cứ mãi thế này, e rằng có ngày tôi cũng không chịu nổi nữa.

hình ảnh

Ảnh minh họa internet.