Đôi khi tức giận là một trong những cảm giác mà con người chúng ta không thể tránh khỏi khi giao tiếp và gặp mặt mọi người xung quanh. Tuy nhiên thì chúng ta cần phải kiểm soát và điều chỉnh sự nóng nảy này của mình sao cho thật phù hợp với hoàn cảnh để không giận quá mất khôn. Bước đầu tiên là chúng ta cần phải nhận thức được cơn giận dữ của mình để có thể kiểm soát nó và kiểm soát hành động của bản thân mình. Khi bản thân mình đang nóng giận thì hãy tưởng tượng đến một điều gì đó khiến cho tâm trạng của mình cảm thấy thoải mái hơn dễ chịu hơn, hãy đi ra ngoài và hít thở thật sâu để có thể tĩnh tâm. Hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực đó bằng một điều gì đó tích cực hơn và thực tế hơn. Hoặc chúng ta cũng có thể giải phóng cơn bực tức đó ra bằng cách viết ra những điều khó chịu đó. Ban đầu có thể sẽ không có tác dụng gì, nhưng dần dần nó sẽ trở thành một thói quen và nó cực kỳ hữu ích cho chúng ta, giúp cho chúng ta có thể vượt qua cơn tức giận đó một cách dễ dàng hơn. Khi bực tức thì chúng ta hãy nói lên những suy nghĩ ở trong lòng của mình, những lời nói thật sự cần thiết và có giá trị ngay lúc đó.

Bên cạnh việc nói ra những suy nghĩ trong lòng của mình thì cũng cần phải lắng nghe những ý kiến, những quan niệm cá nhân của người khác. Cần phải cố gắng đừng để cho những cơn tức giận đó làm chủ bản thân của mình, hãy kiểm soát và quản lý hơi thở, hãy nhìn vấn đề đó ở một góc độ nào đó tích cực hơn, lúc đó trong lòng của chúng ta sẽ cảm thấy bình yên hơn. Đừng cứ mãi cố gắng đối phó với những lúc tinh thần của mình không được sáng suốt, bởi vì khi nó lời nói của chúng ta có thể sẽ bị mất kiểm soát. Hãy nghỉ ngơi thật tốt và ngủ một giấc thật sâu để mọi chuyện có thể dần dần lắng xuống. Và sau đó là hãy giải quyết những vấn đề đó khi tinh thần của mình đã bình tĩnh trở lại.