Biết rằng tiết kiệm là tốt, thế nhưng nếu bạn phạm phải những điều này thì vô tình khiến bạn trở thành kẻ bần tiện, bủn xỉn trong mắt mọi người rồi đấy. Và đây là những dấu hiệu để nhận biết điều đó?



Biết rằng việc tiết kiệm là điều vô cùng đúng đắn và rất tốt. Nó có thể giúp bạn có cuộc sống thoải mái sau này, nhất là khi đã nghỉ hưu. Hay bạn muốn tiết kiệm để đi du lịch hay mua một món đồ nào đó. Tất cả điều đó thì ai cũng ủng hộ bạn cả.


Tuy nhiên, đừng để việc tiết kiệm của bạn trở thành vật cản của các mối quan hệ. Nếu như đã rất lâu rồi bạn không nhận được lời mời hay một lời rủ ghê nào của bạn bè, đồng nghiệp có thể là đi ăn, đi mua sắm hay đi cà phê,... Thì tốt nhất bạn nên xem lại chính bản thân mình. Và hãy thử xem lại liệu việc tiết kiệm, việc sợ tốn kém của bản thân có còn đúng đắn hay không nhé? Một khi bạn đã bước qua ranh giới của sự tiết kiệm và trở thành bần tiện, bủn xỉn bởi các thói quen có thể khiến bạn đánh mất cả những mối quan hệ đáng giá đấy nhé.


Sau đây sẽ là những sai lầm thường gặp trong việc tiết kiệm vô tình khiến bạn trở thành kẻ bần tiện, biết rồi thì sửa ngay đi nha:


1. Bạn tránh né hoặc chi tiêu bủn xỉn cho các sự kiện quan trọng vì ngại tốn kém



Nếu bạn là người thường xuyên tránh né hoặc chi tiêu rất bủn xỉn cho các lời mời như đám cưới bạn bè, đồng nghiệp, tiệc sinh nhật đứa bạn thân hay thôi nôi, đầy tháng đứa cháu họ,...


Hay việc cả gia đình của bạn quyết định đi ăn tại một nhà hàng nhân dịp đông đủ thành viên. Nhưng bạn nhất quyết đưa mọi người đến một quán ăn khá bình dân vì mới nhận được phiếu giảm giá ở đây.


Tất cả những việc bạn làm không sai và cũng hướng đến mục tiêu là tiết kiệm tiền cho bản thân bạn. Thế nhưng, việc bạn lảng tránh các sự kiện và lấy tiền bạc ra làm lý do thì đã đến lúc bạn cần xem lại chính mình rồi đấy nhé. Bạn nên nhớ rõ một điều là tiết kiệm tiền tuy là tốt nhưng các mối quan hệ còn đáng giá hơn rất nhều lần đấy nhé, nhất là tình cảm của người thân.


2. Bạn hay tỏ thái độ với thói quen chi tiêu của bạn bè mình


Nếu bạn bảo với cô bạn thân của mình rằng sẽ chẳng bao giờ tiêu nhiều tiền vào thứ họ vừa mua, thì đó được xem là một dấu hiệu cảnh báo. Nó được xem tương tự như khi bạn bình luận kiểu dạy dỗ người khác cách tiết kiệm như mình vậy đó.


Trở thành một người cực kỳ tiết kiệm sẽ chẳng thành vấn đề cho tới khi việc đó trở thành cái cớ để bạn phán xét thói quen tiêu xài của người khác. Mỗi người có thứ tự ưu tiên riêng và họ sẽ chi cho thứ họ cho là quan trọng. Vì thế, hãy suy nghĩ thật kỹ càng trước khi nói một lời nào đó về vấn đề này đi nha.


3. Chỉ vì tiết kiệm vài xu mà bạn phí phạm rất nhiều thời gian và công sức


Một trong những sai lầm thường gặp trong việc tiết kiệm vô tình khiến bạn trở thành kẻ bần tiện là việc luôn cho tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu. Thậm chí, chỉ vì tiết kiệm vài đồng xu lẻ mà bạn đã phí phạm cả khoảng thời gian dài, đó chưa kể là công sức bạn bỏ ra.


Chẳng hạn như chỉ vì muốn cắt giảm các chi phí mua sắm mỗi ngày mà bạn phải lái xe cả tiếng đồng hồ chỉ để chọn mua được ở nơi có giá rẻ hơn vài chục nghìn, như vậy liệu có đáng? Mặc dù đi nhiều cửa hàng khác nhau có thể giúp bạn mua được giá tốt nhất nhưng số tiền tiết kiệm được không xứng với khoảng thời gian và công sức của bạn mất đi. Đó còn chưa kể đến chuyện bạn đã hao bao nhiêu lít xăng cho cuộc chạy đưa tiết kiệm này rồi.


4. Lúc nào cũng nghĩ tới chuyện tiết kiệm tiền



Hàng ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tiết kiệm tiền? Thức giấc là bạn đã lướt Facebook hay các trang mạng để săn các phiếu giảm giá và xem lại ngân sách mình có bao nhiêu vào mỗi sáng?


Đó chẳng phải là việc phải xấu hổ khi mặc cả mua hàng, kể cả khi bạn khá giả. Tuy nhiên, khi việc tiết kiệm trở thành một nỗi ám ảnh, đã đến lúc cần nhìn lại. Hãy là người tiêu dùng thông minh nhưng đừng để tiền điều khiển cuộc sống của mình bạn nhé.


Xem thêm: (5 thói quen xấu khiến bạn mãi nghèo, nếu có thì hãy bỏ ngay mới mong giàu được)


5. Bạn làm những việc không trung thực chỉ để tiết kiệm vài đồng


Sẽ chẳng hại gì ai nếu bạn dùng nhờ wifi của nhà hàng xóm. Nhưng làm những việc không trung thực hay thiếu đạo đức để tiết kiệm tiền lại là việc không thể nào chấp nhận được. Nói cách khác, nếu như bạn không đủ tiền đi ăn, thì đừng bao giờ bước vào quán ăn rồi tìm cớ để ăn không phải trả tiền.


6. Bạn liên tục thay các đồ hỏng


Những chiếc quần jean rẻ tiền không phải món hời nếu đã rách, tuột chỉ sau 3 lần giặt. Điều này cũng tương tự khi nói tới đồ chơi, đồ gia dụng,... giá rẻ.


Bạn cần xem xét lại cách tiêu dùng của mình nếu luôn phải thay thế hay sửa chữa đồ đã mua. Bạn nên biết rõ một điều rằng, người tiêu dùng thông minh thường chọn món đồ chất lượng dù có giá cao nhưng có thể sử dụng được rất lâu và bền. Chứ không mua nhiều món đồ rẻ chỉ xài được một vài lần rồi vứt bỏ.


7. Đừng để “tiết kiệm chi phí” trở thành cái cớ để bạn chi quá ngân sách



Đôi khi việc tiết kiệm sẽ trở thành "con dao hai lưỡi", vì nó thực sự có thể khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn. Đó cũng là lý do vì sao các nhà bán lẻ thường xuyên gửi thư điện tử chào mời giao hàng miễn phí hay giảm giá vài phần trăm nếu bạn mua một lượng nhất định.


Khi đó, bạn có thể tiêu tới cả triệu đồng trong khi ban đầu chỉ có ý định mua vài trăm mà thôi. Nếu ngân sách của bạn không cho phép tiêu đến mức đó, thì bây giờ bạn lại lấy lý do là “để tiết kiệm chi phí” ra làm cái cớ.


Biết rằng việc tiết kiệm là điều tốt, là điều vô cùng đúng đắn, đôi khi nó còn tạo động lực và niềm vui cho chúng ta. Thế nhưng, đừng để tiết kiệm trở thành nỗi ám ảnh. Vì nó có thể khiến bạn mất nhiều hơn là được đấy. Nên nhớ: “Tiền có thể từ từ tích góp, từ từ kiếm lại được. Nhưng thời gian và các mối quan hệ mất rồi sẽ không thể nào trở lại được như cũ đâu bạn nhé”.


Đó cũng là lý do vì sao bạn nên biết đâu là những sai lầm thường gặp trong việc tiết kiệm vô tình khiến bạn trở thành kẻ bần tiện.