Một trong các loại thuế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngân sách nhà nước(NSNN)  là thuế thu nhập cá nhân. Vậy chính xác thế nào là thuế thu nhập cá nhân? Có phải mọi công dân đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? 

hình ảnh

Hiểu thế nào là thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN. Mục đích nhằm tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội. Đây là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương để nộp, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đối tượng phải nộp thuế TNCN, căn cứ theo điều 2 Luật thuế TNCN  bao gồm: 

+ Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam

+ Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 

Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân  dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:

- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì sẽ tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể

Biểu tính thuế thu nhập cá nhân
Biểu tính thuế thu nhập cá nhân
Trong đó: 
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)
- Với cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ thì tính khấu trừ 10%. Công thức tính:
Thuế TNCN= Thu nhập tính thuế  x 10%
- Với cá nhân không cư trú( thường là người nước ngoài) thì khấu trừ 20%.  Công thức tính: 
Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế x 20%
Có thể bạn quan tâm: Công chứng ngoài giờ hành chính tại Hà Nội nếu cần công chứng phục vụ cho việc kê khai thuế