Trước khi bạn bắt đầu đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ, sẽ rất hữu ích khi tìm hiểu, tính toán và giải thích các tỷ suất tài chính. Ngay cả khi bạn thường nhận được tỷ suất tài chính từ nhà môi giới hoặc trang web tài chính, bạn vẫn cần biết các tỷ suất này đại diện cho những điều gì và những gì chúng có thể cho bạn biết về doanh nghiệp mà bạn muốn đầu tư. Nếu không, bạn có thể phạm sai lầm như mua vào một công ty có quá nhiều nợ, không đủ tiền mặt để tồn tại hoặc lợi nhuận thấp. Bài viết này sẽ giải thích cách tính các tỷ số tài chính quan trọng nhất và quan trọng hơn là ý nghĩa của chúng.


 

01. Nghiên Cứu Báo Cáo Tài Chính

Chúng ta không thể tín toán các tỷ suất tài chính mà không thông qua báo cáo tài chính của công ty. Hướng dẫn về báo cáo tài chính này cung cấp hướng dẫn từng bước về cách đọc bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và các tài liệu kế toán quan trọng khác.

02. Năm Loại Tỷ Suất Tài Chính

Tất cả các tỷ suất tài chính được phân vào 5 loại. Với việc tìm hiểu về 5 loại tỷ suất tài chính này bạn sẽ biết nên sử dụng tính toán tỷ suất tài chính nào khi bạn bắt đầu đánh giá và phân tích những mục tiêu đầu tư tiềm năng.

Bạn cũng sẽ tìm hiểu tỷ suất nào được tính toán để phân tích bảng cân đối kế toán, tỷ suất nào được sử dụng để giải thích báo cáo thu nhập và tỷ suất tài chính nào có thể giúp bạn đánh giá so với các công ty cùng ngành và trung bình của cả ngành.

Quảng cáo

03. Tỷ Suất Giá Trên Dòng Tiền (Price to Cash Flow Ratio)

Một số nhà đầu tư thích tập trung vào một tỷ suất tài chính gọi là “Tỷ Suất Giá Trên Dòng Tiền” hay còn gọi là Price to Cash Flow Ratio thay vì tỷ suất nổi tiếng hơn là “Tỷ Suất Giá Trên Thu Nhập” (còn gọi là Price to Earnings Ratio hoặc P/E). Đây là tỷ suất tài chính quan trọng giúp có thể định giá cổ phiếu trên thị trường mà không ít người thường bỏ qua nó.

04. Tỷ Suất Giá Trên Thu Nhập (Price to Earnings Ratio – P/E)

Vừa rồi chúng ta cũng đã nói tới tỷ suất này. “Tỷ Suất Giá Trên Thu Nhập” có lẽ là một tỷ suất tài chính nổi tiếng nhất trong giới đầu tư. Nó được sử dụng như là một cách đơn giản và nhanh chóng để xác định thuộc mức giá “rẻ” hay “đắt”. Cách đơn giản nhất để nghĩ về nó là số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi $1 thu nhập mà công ty tạo ra. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các tỷ suất tài chính chỉ cho bạn biết thông tin về quá khứ của công ty chứ không thể cho bạn biết về tương lai như thế nào, bởi vậy chúng ta mới cần đánh giá công ty ở nhiều góc độ với nhiều tỷ suất khác nhau.

05. Tỷ Suất PEG (PEG Ratio)

Mặc dù tỷ suất giá trên thu nhập (hoặc tỷ suất P/E) là cách phổ biến nhất để đo lường và so sánh giá trị tương đối của hai cổ phiếu, tỷ suất PEG tiến thêm một bước. Nó là viết tắt của tỷ suất giá trên thu nhập so với tăng trưởng. Và bạn có thể hiểu tỷ suất PEG là mức độ tăng trưởng của một công ty.

Nói theo các khác là ‘Tỷ suất PEG’ (tỷ suất giá/thu-nhập so với tăng trưởng) là một thước đo định giá để xác định sự đánh đổi tương đối giữa giá cổ phiếu, thu nhập được tạo ra trên mỗi cổ phiếu (EPS) và mức tăng trưởng dự kiến của công ty. Nhìn chung, công ty có tốc độ tăng trưởng cao hơn thì cũng có tỷ suất P/E cao hơn.

Xem tiếp tại đây http://vietriches.com/2020/04/02/nhung-ty-suat-tai-chinh-quan-trong/