hình ảnh

Câu chuyện mang tên Quản lý tài chính cá nhân

Kiếm tiền - Tiết kiệm & sử dụng - Bảo vệ tiền - Đầu tư tiền - Tự do tài chính.

1. HIỂU RÕ VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Một số người cho rằng quản lý chi tiêu là tài chính cá nhân. Một số khác cho rằng đầu tư là tài chính cá nhân. Những ý kiến này đều đúng nhưng chưa đủ.

Tài chính cá nhân bao gồm tất cả những khía cạnh liên quan đến tiền: Kiếm tiền, tiết kiệm tiền, sử dụng tiền, bảo vệ tiền, đầu tư tiền, tất cả nhằm để đạt mục tiêu tài chính của cá nhân và gia đình.

2. TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Nhiều người lầm tưởng tài chính cá nhân chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp, hoặc cho nhà đầu tư, nói chung là cho người giàu trong xã hội. Suy nghĩ đó không đúng.

Tài chính cá nhân là cách chúng ta quản lý tiền bạc, tài chính để nâng cao cuộc sống của mình. tài chính cá nhân vì thế dành cho tất cả mọi người.

3. LÀM RA TIỀN VỚI CÔNG SUẤT LỚN NHẤT

Hầu hết chúng ta chưa sử dụng hết tiềm năng của mình để kiếm tiền. Có những lý do sau đây:

- Chưa làm đúng việc mà mình giỏi nhất

- Không liên tục học tập để phát triển bản thân

- Chưa có thái độ đúng đắn với công việc

- Đặc biệt, chưa tận lực, chưa cố gắng hết mức.

Thống kế cho thấy tỷ lệ những người Việt Nam làm thêm công việc thứ hai để tăng thu nhập là rất ít.

Muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải kiếm nhiều tiền hơn, tăng thu nhập với "công suất" cao nhất.

4. KHÔNG HIỂU RẰNG KHÔNG CÓ CÔNG VIỆC NÀO THỰC SỰ THỤ ĐỘNG CẢ

Tại Việt Nam, cụm từ thu nhập thụ động đã được "marketing hóa" và trở nên phổ biến. Rất nhiều loại hình dự án kêu gọi đầu tư, rất nhiều nghề, loại hình kinh doanh đã được gán 4 chữ "thu nhập thụ động", nhằm đánh vào tư tưởng "làm ít hưởng nhiều" của chúng ta.

Trong thực tế, không có nguồn thu nhập nào là hoàn toàn thụ động. Muốn làm ra tiền, thì chúng ta phải có một hay nhiều những thứ sau: Tiền vốn, công sức, thời gian, trí tuệ, ý tưởng. Vì thế chúng ta đừng mơ mông đến thu nhập thụ động với mường tượng không làm mà tiền vẫn về. Trước khi có được trạng thái đó, bạn phải làm ở trạng thái làm mà tiền không về.

5. ĐẶT THỨ TỰ ƯU TIÊN VÀ QUẢN LÝ CÁC QUỸ CHẮT CHẼ

Đa số chúng ta sử dụng, tiêu xài tiền không có kế hoạch, không đặt thứ tự ưu tiên cho các quỹ tiền. Hậu quả là đôi khi chúng ta sử dụng tiền sai mục đích, và không tiết kiệm tích lũy được bao nhiêu.

Là người biết quản lý tài chính cá nhân, chúng ta cần phải đặt thứ tự ưu tiên như sau: Tiết kiệm và nhu cầu thiết yếu là hai quỹ cần phải được ưu tiên trước, rồi mới tới các quỹ: tiện nghi sinh hoạt, giáo dục, tiết kiệm để mua sắm, hưởng thụ, và giúp đỡ người khác.

6. TRƯỚC HẾT PHẢI TIẾT KIỆM TIỀN

Khi có thu nhập, đa số chúng ta thường sử dụng tiền trước rồi mới cố gắng cắt bớt chi tiêu để tiết kiệm.

Người quản trị tài chính cá nhân tốt là người tiết kiệm trước khi sử dụng, tiết kiệm trước khi phân bổ về các quỹ khác. Mỗi khi có tiền thì gữi lại ngay 5% - 15% để đưa vào quỹ tài chính cá nhân. Số còn lại mới phân bổ vào các quỹ khác.

7. THAY VÌ VAY HÃY TIẾT KIỆM VÀ TẠO QUỸ MUA SẮM

Vay tiêu dùng giúp chúng ta sở hữu món đồ mà chúng ta muốn sớm hơn. Khi vay tiêu dùng, chúng ta đã tạm ứng dòng tiền tương lại cho nhu cầu hiện tại, với "giá" rất cao.

Người hiểu về tài chính cá nhân biết rằng lãi suất của vay tiêu dùng trả góp là rất cao và vì thế sẽ hạn chế vay tiêu dùng. Thay vì phụ thuộc vào việc vay tiêu dung, chúng ta nên tạo một quỹ tiết kiệm dành cho việc mua tài sản, hàng hóa tiêu dùng có giá trị lớn.

8. TIỀN PHẢI ĐƯỢC ĐẦU TƯ VỚI TỶ SUẤT SINH LỢI CAO HƠN LẠM PHÁT

Một số người kỹ tính quá không dám đầu tư, cũng không gửi ngân hàng... họ tự cất giữ tiền. Khi làm như vậy thì tiền của họ bị mất giá trị vì tác động của lạm phát hằng năm.Giả sử rằng tỷ lệ làm phát bình quân là 3%/năm thì sau 15 năm, giá trị tiền của chúng ta chỉ tương đương với 45% giá trị tiền hiện tại.

Cách chống lạm phát tốt nhất là đầu tư. Làm cho tiền sinh sôi nảy nở với tỷ suất sinh lợi cao nhất có thể, và với mức rủi ro có thể quản lý được.

9. HIỂU RÕ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ

Trước khi ra quyết định đầu tư vào một sản phẩm nào, chúng ta phải hiểu rất rõ những điều sau: 1. Cơ sở pháp lý của sản phẩm, nhà nước, pháp luật có bảo vệ chúng ta không? 2. Hạng mức tín dụng, độ tín cậy của người giữ phần "cán" tài sản mà ta đã đầu tư. 3. Nguyên tắc vận hành, tạo ra lợi nhuận của sản phẩm. 4. Những rủi ro tiềm ẩn của tài sản/sản phẩm đó. Cách giảm thiểu và quản lý rủi ro. 5. "Không bao giờ có bữa trưa miễn phí"

10. HIỂU RÕ HIỆU ỨNG THẦN KỲ CỦA LÃI SUẤT KÉP

Nhiều người không biết dùng tiền sinh ra tiền và hiệu ứng thần kỳ của lãi suất kép. Họ không biết rằng: 1 triệu, đầu tư với tỷ suất lợi 10%/năm thì sau 10 năm, chúng ta sẽ có 2,6 triệu. Sau 20 năm là 6.7 triệu, sau 30 năm là 17,4 triệu.

Người hiểu tài chính cá nhân biết rằng, lãi suất kép sẽ giúp tiền chúng ta sinh sôi nảy nở. Tỷ suất sinh lợi càng cao, thời gian càng dài thì số tiền chúng ta nhận được càng lớn. Vì thế đầu tư càng sớm càng tốt.

11. TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ ĐỀU ĐẶN VỚI TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CAO, SAU MỘT THỜI GIAN TA SẼ CÓ CẢ MỘT GIA TÀI

Nhiều người nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có một gia tài, một số tiền lớn.

Sự thật thì tất cả chúng ta đều có thể tạo ra một số tiền lớn, nếu làm theo công thức sau: Tiết kiệm và đầu tư đều đặn, sau một thười gian dài chúng ta sẽ có cả một gia tài.Ví dụ: tiết kiệm 33.000 đồng mỗi ngày, mỗi năm chúng ta sẽ có 12 triệu. Đầu tư số tiền này với lãi suất 10%, sau 10 năm chúng ta có 210 triệu, sau 20 năm ta có 756 triệu, sau 30 năm có 2,2 tỷ.

12. VAY VỚI MỨC ĐỘ HỢP LÝ

Trong đầu tư, kinh doanh, vay cong được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng. Nếu chúng ta đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền vay thì vốn của chúng ta sinh sôi nảy nở. Nhưng nếu đầu tưu bị rủi ro, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất tiền vay thì vốn của chúng ta bị thâm hụt.

Vì thế, chúng ta nên vay tiền với mức hợp lý, không vượt quá mức 50% số vốn chúng ta có.

13. HIỂU RÕ VỀ TỰ DO TÀI CHÍNH

3 cấp độ mục tiêu tài chính cá nhân:- An toàn tài chính - Độc lập tài chính - Tự do tài chính.

Tự do tài chính là trạng thái mà bạn có thể sống với mức sống mong muốn của mình mà không bị chi phối hay kiểm soát bởi vấn đề tiền bạc.

Have a nice day!

Hương Nguyễn - Phunutudo.com