Hầu hết các bé đều mắc phải chứng hăm tã, đặc biệt là trong năm đầu đời. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể do:

Ẩm ướt


Ngay cả loại tã thấm hút nhất cũng để sẽ lại hơi ẩm trên da trẻ. Khi nước tiểu của con bạn trộn với vi khuẩn từ phân, sẽ phân hủy thành amoniac gây khó chịu trên da. Đây là lý do vì sao trẻ thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy dễ bị hăm tã hơn.

Mặc dù trẻ mặc tã ướt hoặc bẩn quá lâu có nhiều khả năng bị hăm tã hơn, nhưng ngay cả khi bạn siêng năng thay tã, trẻ có làn da nhạy cảm vẫn có thể bị phát ban.

Kích ứng và nhạy cảm


Chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể là kết quả của việc tã cọ sát vào da của bé, đặc biệt là nếu bé nhạy cảm với hóa chất. Thành phần dễ gây kích ứng trong tã giấy dùng một lần là hương liệu nước hoa tạo mùi thơm, đối với tã vải là bột giặt bạn dùng để làm sạch. Sản phẩm sử dụng trong quá trình thay tã - như kem dưỡng ẩm hoặc phấn em bé, cũng có thể gây kích ứng cho làn da của con bạn.

Thức ăn mới


Giai đoạn bé bị hăm tã cũng thường là khi bắt đầu ăn dặm hoặc thử một món ăn mới. Thực phẩm mới sẽ thay đổi thành phần của phân, đặc biệt là các axit trong dâu tây và nước ép trái cây nhiều khả năng gây rắc rối cho trẻ. Thử một món ăn mới cũng có thể làm tăng tần suất đi nặng của con bạn. Nhìn chung trẻ bú sữa mẹ thường ít bị hăm tã, nhưng vẫn có nguy cơ phản ứng với những món mẹ đã ăn.