Các loại mỡ, kem bôi bảo vệ da cần được bôi mỗi lần thay tã. Các sản phẩm này thường có thành phần là kẽm oxide, petrolatum có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt. Ngoài ra, có thể có thêm các thành phần như lanolin, paraffin, dimethicone.

Các thành phần bột có chứa bột talc, bột ngô có thể chống ẩm cho trẻ nhưng không được khuyến cáo để điều trị hăm tã cho trẻ.

Các sản phẩm chống nấm có thể được kê đơn để điều trị cho trẻ hăm tã do nhiễm nấm men. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê đơn cho trẻ bôi 2-3 lần/ngày và có thể bôi dưới lớp mỡ kem bảo vệ da. Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng có thể bác sĩ chỉ định cho dùng kem bôi chứa thành phần corticoid hoặc kháng sinh.

Không nên cho trẻ dùng các loại kem, dung dịch đặc biệt loại có chứa chất bảo quản, chất tạo mùi hoặc các chất phụ gia khác vì có thể làm da trẻ dễ bị dị ứng và kích ứng. Cha mẹ cần đọc kỹ nhãn sản phẩm mỡ, kem bôi trước khi dùng trên da trẻ.


Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm tã ?


Cần tuân thủ nguyên tắc “ABCDE” trong chăm sóc cho trẻ bị hăm tã.

Ngoài ra, cần lưu ý dự phòng cho trẻ tái phát hăm tã như sau:

Thay tã thường xuyên cho trẻ để giảm tối đa thời gian da tiếp xúc với nước tiểu và phân


Trong thời gian trẻ bị hăm tã, nên dùng tã dùng một lần cho trẻ vì tã có độ hấp thu cao và được thiết kế để tránh ướt trên bề mặt tã.


Nếu phải dùng tã vải, tránh dùng quần có lớp nilon mặc ngoài tã. Tã vải nên được giặt kỹ với nước nóng và nước tẩy giặt dùng cho trẻ.


Lau kỹ vùng da bị hăm nhẹ nhàng bằng nước ấm và vải mềm. Không nên dùng xà phòng có chất tạo mùi, không có cồn. Các sản phẩm Dove cho da nhạy cảm hoặc Cetaphil có thể dùng an toàn cho bé.


Với vùng da bé bị hăm đến bong tróc, nên dùng một miếng khăn vải, ngâm vào nước ấm và vắt lên da bé để làm sạch, sau đó dùng một khăn mềm để vỗ khô da. Tránh lau dễ gây ma sát làm tổn thương da hơn.