Nếu phát hiện sớm và chăm sóc bé cẩn thận , bạn có thể loại bỏ phát ban trên da bé trong 3 - 4 ngày mà không cần đến bác sĩ. Nhưng hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm:

Phồng rộp


Mụn nhọt chứa đầy mủ


Rỉ dịch vàng


Lở loét


Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc bôi kháng sinh cho con bạn. Đối với chứng hăm tã do nhiễm trùng nấm men, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm có / không kê đơn hoặc thuốc mỡ.

Lưu ý, cũng nên đi khám bác sĩ nếu bé bị hăm tã kèm theo sốt hoặc phát ban không khỏi sau vài ngày điều trị tại nhà.

Trẻ bị hăm tã phải làm sao?


Nếu phát hiện bé bị hăm tã, hãy thực hiện các bước sau để chữa lành da cho con bạn:

Giữ trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, bao gồm thức dậy giữa đêm để thay tã


Rửa sạch vùng tã mỗi lần thay. Không dùng khăn giấy ướt có chứa cồn hoặc nước hoa. Thay vào đó, bạn có thể dùng bông gòn và một chai xịt hoặc chậu nước ấm để vệ sinh nhẹ nhàng cho bé.


Vỗ nhẹ lên da bé, không chà xát khi làm vệ sinh.


Sử dụng thuốc mỡ tạo để bảo vệ làn da khỏi kích ứng bởi phân và nước tiểu. Bôi một lớp dày vừa đủ để không phải sử dụng thuốc mỡ ở mỗi lần thay tã. Cách này cũng giúp ngăn ngừa kích ứng da do cọ xát nhiều. Có một số loại thuốc mỡ tốt được bày bán rộng rãi bao gồm mỡ khoáng (vaseline) hoặc oxit kẽm.


Mặc tã hơi rộng hoặc sử dụng một cái tã lớn hơn một chút để cho phép lưu thông không khí tốt hơn. Nếu bạn sử dụng tã dùng một lần, hãy thử một nhãn hiệu khác để xem có cải thiện tình hình không. Ví dụ, có nhiều loại dành cho da nhạy cảm và tăng cường thấm hút, chống ẩm cho bé.


Khi thời tiết đẹp hãy cho bé ra chơi bên ngoài càng lâu càng tốt, đồng thời bỏ tã và không dùng thuốc mỡ. Tiếp xúc với không khí tự nhiên sẽ tăng tốc độ chữa lành.


Cân nhắc để con bạn ngủ trần khi bé đang bị phát ban. Có thể dùng nệm chống thấm hoặc lót một tấm nhựa dưới tấm vải để bảo vệ nệm.