Cách bảo quản sữa mẹ là điều mà cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên tìm hiểu và tuân thủ.

Phụ nữ nuôi con nên biết cách bảo quản sữa mẹ sao cho đúng để duy trì chất lượng sữa mẹ sau khi vắt ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Tầm quan trọng của cách bảo quản sữa mẹ

cách bảo quản sữa mẹ trong tủ

Bảo quản sữa mẹ trong tủ đông. Ảnh minh họa

Đối với trẻ nhỏ thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ kích thích, thúc đẩy sự phát triển của não, cơ thể của trẻ. Đồng thời, sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp cho trẻ có một hệ miễn dịch tốt, giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.

Cách bảo quản sữa mẹ

Sau khi vắt ra thì cách bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng là điều mà hầu hết các ông bố, bà mẹ đều quan tâm. Sữa để lâu ngoài môi trường sẽ nhanh hư, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé và dễ gây nên tình trạng thiếu sữa. Vậy thì nên làm sao? Dưới đây là những cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra để đảm bảo luôn tinh khiết và an toàn:

Tích trữ được bao lâu

Nếu sữa được vắt ra và trữ ở nhiệt độ phòng trên 26 độ C thì chỉ có thể trữ trong vòng 4 tiếng là tối đa. Vì vậy để bảo quản lâu hơn, sữa mẹ sau khi vắt ra nên đổ ngay vào túi bảo quản chuyên dụng và dán nhãn bên ngoài, ghi ngày, giờ vắt, tên của bé trong trường hợp bé đi nhà trẻ. 

Bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông

Máy làm mát cách nhiệt: Sử dụng máy làm mát cách nhiệt với đá là cách bảo quản sữa mẹ hợp lý trong vòng một ngày.

Trong tủ đông: Cho sữa mẹ vào tủ đông giúp bảo quản trong thời gian dài nhất lên đến 12 tháng, nhưng tốt nhất vẫn là từ ngày bảo quản đến khi sử dụng trong vòng 6 tháng. Sữa mẹ vắt ra nên đặt ngay vào tủ lạnh, tủ đông chứ tuyệt đối không nên để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.

Trong tủ lạnh: Nếu sữa mẹ được cất trữ sâu trong tủ lạnh và giữ vệ sinh sạch sẽ thì có thể bảo quản được 5 ngày nhưng tốt nhất vẫn là thời gian từ lúc đưa vào trữ đến lúc sử dụng tối ưu là trong vòng 3 ngày. 

Các bạn nên chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 - 120ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh và tránh lãng phí, khi rã đông sữa nhanh hơn. 

Rã đông sữa khi lấy từ tủ lạnh

Sau khi lấy sữa ra từ tủ lạnh, bạn không nên rã đông ở nhiệt độ phòng vì làm như vậy sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Cho nên, đặt sữa xuống ngăn mát để rã đông tự nhiên hoặc hấp cách thủy, làm ấm sữa cách đặt bình chứa sữa vào một cái chén nước nóng khoảng 40 độ C. Không đun sữa mẹ hoặc hâm bằng lò vi sóng vì khiến sữa nhanh hư.

Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa trộn lẫn vào nhau nhưng đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số giá trị dinh dưỡng có trong sữa. Trước khi cho bú cũng nên kiểm tra nhiệt độ sữa để tránh quá nóng. Sữa sau khi bú xong nếu còn dư thì phải bỏ đi, đừng tiếc mà giữ lại trữ hoặc dồn sữa cũ với mới.

cách bảo quản sữa mẹ trữ đông

Ngâm bình sữa mẹ trong nước ấm. Ảnh minh họa

Bạn nên cho lấy sữa vắt trước rồi làm ấm cho bé dùng trước, sữa vắt sau cho bé dùng sau và nên ghi ngày lên bịch sữa để tránh nhầm lẫn. Đồng thời, xếp sữa theo thứ tự từ trái sang phải để không chỉ ba mẹ mà ông bà, người chăm sóc có thể lấy sữa đúng thứ tự trước sau.

Điều cần tránh trong cách bảo quản sữa mẹ

Không dùng lò vi sóng: Có trường hợp trẻ bị bỏng vì sữa được rã đông trong lò vi sóng do quá nóng. Mẹ chỉ thấy sữa ấm khi cầm ngoài bình chứ không biết nhiệt độ sữa bên trong nóng hơn rất nhiều. Đồng thời, vì nhiệt độ cao mà chất dinh dưỡng hay kháng thể có trong sữa sẽ bị phá hủy.

Phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ cho con bú mà màu sắc của sữa có thể thay đổi và việc rã đông cũng có thể mang mùi vị khác với sữa mẹ bình thường nhưng nó an toàn với em bé. Vì vậy nếu em bé tỏ ra không thích thì hãy rút ngắn thời gian sữa được tích trữ để giải quyết tình huống một cách tốt nhất.

cách bảo quản sữa mẹ cho bé

Bảo quản sữa đúng cách giúp bé uống ngon miệng hơn. Ảnh minh họa

Trước khi để vào tủ lạnh hoặc tủ đông, hãy kiểm tra mùi vị cho thật kỹ. Để từ 1 - 2 túi sữa đông lạnh trong thời gian bảo quản là 5 ngày. Sau đó kiểm tra mùi vị và xem bé có uống được hay không. Nếu có mùi là bỏ ngay, không nên tiếc mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Hy vọng cách bảo quản sữa mẹ như trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để khi đi xa hoặc trẻ đến lớp vẫn có thể dùng được sữa mẹ một cách an toàn, dinh dưỡng. 

Xem thêm bài liên quan

Cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

Các mẹ nên ăn gì có nhiều sữa mà không sợ tăng cân ?

Vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa