hình ảnh

Nhiều bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ thường băn khoăn việc trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không? Liệu sữa nguội có đủ dưỡng chất cho con?

 

Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không?

 

Trẻ bú mẹ sẽ nhận được sữa trực tiếp từ bầu ngực với nhiệt độ bằng thân nhiệt cơ thể (khoảng 37°C). Trẻ bú sữa công thức hoặc bú bình sữa mẹ lưu trữ thường được làm ấm nhẹ. Nhưng đôi khi vẫn có gia đình cho trẻ bú sữa để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc thậm chí vừa lấy ra từ tủ lạnh.

 

Các nhà khoa học đã chứng minh nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến thành phần dinh dưỡng của sữa. Trẻ sơ sinh có thể uống sữa nguội. Việc hâm sữa thực ra không quan trọng bằng sử dụng đúng hỗn hợp nước và sữa công thức (trẻ bú bình). Cũng như bảo quản sữa mẹ một cách hợp lý (trẻ bú mẹ).

 

Điều quan trọng bạn phải lưu ý là không bao giờ được cho trẻ bú sữa bò dù ấm hay nguội. Sữa bò không thích hợp cho trẻ em dưới 1 tuổi.

 

Cho trẻ uống sữa lạnh có an toàn không?

 

Trẻ sơ sinh uống sữa lạnh vẫn được xem là an toàn. Trên thực tế, sữa mẹ đông lạnh còn có thể được sử dụng để giảm đau cho trẻ mọc răng. Cụ thể, bạn cần cho sữa mẹ vào khay đá lạnh. Sau khi sữa đông lại, hãy đặt viên sữa lạnh vào túi nhai ăn dặm (mesh feeder) và cho bé ngậm từ từ.

 

Mặc dù nhiều bậc cha mẹ chọn cách hâm nóng sữa cho con mình. Tuy nhiên, thực tế có thể tồn tại nhiều rủi ro khi hâm sữa như hâm sữa ở nhiệt độ quá nóng làm mất đi thành phần dinh dưỡng vốn có của sữa.

 

Lưu ý khi hâm nóng sữa

 

Bạn không nên cho sữa mẹ hoặc sữa công thức nguội vào lò vi sóng. Vì hâm sữa bằng lò vi sóng, không làm sữa nóng đều. Điều này có thể để lại những điểm quá nóng.

 

Phương pháp phổ biến nhất để hâm nóng sữa mẹ là sử dụng máy hâm hoặc đặt bình sữa vào chậu nước nóng. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng vì đun sữa quá nóng. Việc này có thể phá hủy chất miễn dịch và dinh dưỡng trong sữa mẹ.

 

Một nghiên cứu cho thấy, các phương pháp hâm nóng khiến sữa mẹ vượt quá 80°C (176°F) sẽ nhanh chóng làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.

 

Ngoài ra, bạn cũng không nên hâm lại sữa đã được hâm nóng. Nếu bé vẫn chưa uống hết bình sữa sau 2 giờ kể từ khi hâm. Tốt nhất bạn nên bỏ bình sữa đó để tránh sữa bị hư hoặc tiếp xúc với vi trùng môi trường.

 

Bên cạnh một số rủi ro tiềm ẩn, hâm nóng sữa vẫn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt là những trẻ sinh non.

 

Lo ngại khi trẻ sơ sinh uống sữa nguội

 

Mặc dù trẻ sơ sinh uống sữa nguội vẫn an toàn, tuy nhiên nhiều người lại chọn hâm nóng sữa. Vì sữa mẹ được bú trực tiếp từ ngực có nhiệt độ ấm. Những em bé bú sữa mẹ trong thời gian dài đã quen với sữa có nhiệt độ ấm này nên với một số trẻ nhạy cảm hơn một chút. Sữa lạnh cũng là lý do khiến bé không muốn bú nhiều.

 

Nhiều bậc cha mẹ cũng lo ngại về hiện tượng phân tách chất lỏng xảy ra khi sữa mẹ bị nguội. Tuy nhiên sự phân lớp này là bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Trên thực tế, bạn vẫn thể xoay nhẹ bình sữa vài lần để trộn hỗn hợp.

 

Nếu bạn vẫn cảm thấy lo ngại những rủi ro khi cho trẻ uống sữa nguội, lạnh. Bạn có thể áp dụng cách chuyển tiếp từ từ. Hãy hâm sữa ở nhiệt độ thích hợp, sau đó xem phản ứng của con và tìm nhiệt độ sữa phù hợp nhất với trẻ.

 

Nhìn chung, nếu quyết định hâm nóng sữa mẹ hoặc sữa công thức, bạn cần thực hiện một cách an toàn. Không hâm sữa quá nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Hãy luôn kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho trẻ bú.

Xem thêm bài viết về mẹo chăm sóc con tại: >>>https://vinipr.vn/meo-cham-soc-con