Mẹ có biết không? 

Tập dùng thìa, nĩa là kĩ năng khó nhất trong các kĩ năng bé học trong quá trình ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy (BLW- Baby Led Weaning).

hình ảnh

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (ăn dặm BLW) hay cách gọi nôm na dễ hiểu hơn là phương pháp ăn “bốc” của bé. Nhằm chỉ quãng thời gian ban đầu lúc bé tập ăn dặm tự chỉ huy. 

Ban đầu bé sẽ tập ăn bốc lâu dần chuyển qua tập nhón, rồi tập dùng ống hút và cuối cùng là kĩ năng dùng thìa- cũng chính là mục tiêu lớn nhất về vận động mà bé đạt được trong phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy này.

hình ảnh

Sau thời gian vụng về ban đầu thì bé sẽ dần dần hứng thú,biết và chịu dùng thìa xúc đồ ăn dù vẫn còn 8 phần rơi, 2 phần ăn. Theo như tài liệu nước ngoài về ăn dặm thông thường (không phải BLW) thì 15 -18 tháng mới là thời gian đa số các bé tập xúc thìa.

Vậy khi nào cho bé ăn dặm BLW? 

Trước 6 tháng tuổi, các mẹ nên cho bé bú sữa hoàn toàn (theo Khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới- WHO và Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc- UNICEF). 

Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể bắt đầu phương pháp ăn dặm BLW. Tuy nhiên tùy theo thực tế sức khỏe của bé mà quá trình này bắt đầu sớm hay muộn. Có thể bắt đầu sớm hơn khi các bé có biểu hiện:

  • Tự ngồi vững hoặc cần rất ít sự hỗ trợ.

  • Với tay đòi đồ ăn hoặc bốc thức ăn trong đĩa khi thấy người lớn ăn.

  • Tự đưa được thức ăn vào miệng chính xác.

hình ảnh

  • Bắt đầu bằng các món hấp cắt dạng thanh dài to vừa tay bé cầm: Khoai lang, khoai tây, bí đỏ, cà rốt, bí ngòi – hấp, táo, lê. Chuối bóc vỏ nửa quả.

  • Bé phải được ngồi thẳng trong lòng bạn, hoặc ngồi trong ghế ăn riêng.

  • Để thức ăn trên bàn, hoặc giơ trước mặt để bé với tay ra cầm. Lưu ý: Không nên đút cho bé ăn.

  • Bình tĩnh chờ bé học cách xử lý thức ăn, không thúc giục, sốt ruột, la mắng bé.

Dụng cụ cần thiết cho quá trình này là những chiếc thìa, nĩa phục vụ cho từng bữa ăn mà bé tự sử dụng gần những lưu ý

⁂ Đối với thìa: 

  • Thìa có lòng hình tròn hoặc oval, đường kính khoảng 2 -3 cm để bé thức ăn vào thìa được dễ dàng.

  • Cán thìa vừa phải (ngắn hơn thìa người lớn hay ăn 1 chút) cho bé cầm không bị vướng víu, chiều dài khoảng 7-8cm (tùy bàn tay mỗi bé mà lựa chọn chiều dài thìa phù hợp).

hình ảnh

  • Thìa phải có độ sâu, để thức ăn giữ trong thìa được lâu và không bị rơi vãi hết do thời gian bé chưa điều khiển được thìa đúng cách, rất dễ di chuyển linh tinh khiến thức ăn rơi ra ngoài.

  • Chất liệu an toàn: Làm bằng gỗ, inox hoặc nhựa dùng trong thực phẩm, độ nặng vừa phải (bố mẹ có thể lượng bằng cách cầm thìa lên thấy hơn nhẹ thìa bình thường là được).

⁂ Đối với nĩa: 

  • Chất liệu: Bằng nhựa thực phẩm an toàn, bằng gỗ, hoặc bằng inox. (Không dùng loại nĩa sử dụng 1 lần).

  • Nĩa có đầu hơi tù, không quá nhọn.

hình ảnh

  • Nĩa nhẹ, tay cầm nĩa to để giúp bé cầm chắc chắn khi dùng.

  • Chiều dài: Ngắn dưới 10cm.

Với các tiêu chí trên các Bố Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Bộ thìa nĩa ăn dặm Palm Grasp Marcus & Marcus được thiết kế cho đôi tay bé nhỏ. Bé sẽ khó khăn khi sử dụng thìa và nĩa cán dài và sẽ đánh mất đi sự thèm ăn. Bộ thìa nĩa ăn dặm Palm Grasp được thiết kế ngắn hơn và cán thìa xoay 90o để vừa với lòng bàn tay của bé. Nhờ đó bé có thể tự ăn dễ dàng và cảm thấy thích thú hơn trước khi chuyển tiếp qua sử dụng bộ thìa nĩa thông thường.

hình ảnh

⁂ Đặc điểm bộ thìa nĩa ăn dặm Palm Grasp Marcus & Marcus: 

hình ảnh

  • Cán thìa nĩa được thiết kế cho bé dễ cầm nắm 

hình ảnh

  • Bộ thìa nĩa sử dụng hiệu quả mà không có cạnh sắc 

  • Không chứa BPA/Phthalate, an toàn cho bé

hình ảnh

  • Bộ thìa nĩa Palm Grasp với màu sắc bắt mắt theo chủ đề con vật đáng yêu trong gia đình Marcus & Marcus: sư tử Marcus (Đỏ), heo con Pokey (Hồng), hươu cao cổ Lola (Vàng), voi con Ollie (Xanh lá), cá voi Willo (Tím) và hà mã Lucas (Xanh dương) cho Bé thích thú trong từng bữa ăn

hình ảnh

  • Dùng cho trẻ từ 18 tháng 

💌 Ngoài ra còn vô vàn các sản phẩm thìa nĩa khác cho bé với chất liệu inox như trên hoặc silicon, gỗ, nhựa… Hi vọng qua bài viết Bố Mẹ sẽ có lựa chọn thông thái cho Thiên Thần dụng cụ tốt cho bữa ăn thêm ngon miệng!