Ngày nay, có rất nhiều trẻ bị bỏ bê gia đình về mặt cảm xúc. Có những em là con cái của những ông bố bà mẹ rất giàu có, và những vị ấy chọn thuê người nuôi dạy con mình theo cách rất thiếu hiểu biết về quá trình phát triển của trẻ. Họ không hiểu tầm quan trọng của tính nhất quán trong các mối quan hệ đầu đời, vậy nên mới giao đứa con còn ẵm ngửa của mình cho những người chăm sóc khác nhau. Và đó cũng là một ví dụ do trường hợp bỏ bê.

Trong phần lớn trường hợp, bỏ bê và sang chấn sẽ cùng diễn ra. Nhưng chúng gây ra những trải nghiệm sinh học rất khác nhau và có thể tác động rất khác đến bộ não và đứa trẻ đang phát triển. Bỏ bê là sự hủy hoại sớm nhất trong đời, khi não bộ đang phát triển với tốc độ nhanh nhất. Sự bỏ bê đầu đời cản trở việc đứa trẻ nhận được sự kích thích cần thiết để phát triển bình thường.

hình ảnh

Trong quyển sách Chữa lành những sang chấn tuổi thơ có viết:

"Hình thức bỏ bê thường thấy nhất là chăm sóc không liên tục và không có khuôn mẫu. Có những ngày, khi trẻ khóc, người lớn sẽ đến cho ăn và dỗ dành, nhưng vào ngày khác thì lại không có ai đến cả, và lâu lâu thì lại có những ngày người ta đến, nạt nộ, rung lắc hay làm đau bé. 

Cái thế giới hỗn loạn, khó chịu như thế đối với bé là một thế giới rất rối rắm, thiếu cấu trúc. Từ đó, trẻ sơ sinh nhận không đủ “cấu trúc” từ người chăm sóc để gửi đi một bộ tín hiệu rõ ràng, có tổ chức đến các hệ thống đang phát triển của não bộ. Thế giới đối với em là không thể lường trước, kết quả dẫn đến một sự ơ thờ “hỗn loạn”. Các hệ thống then chốt phát triển theo cách ngắt quãng, vô tổ chức, dẫn đến hàng loạt các vấn đề về chức năng."

​​​​​​​

Những sang chấn cũng có thể đến từ sự kết nối của các mối quan hệ. Nếu ta làm quen với một người trong sáu tuần rồi họ biến mất, và một người khác đến chăm sóc ta, rồi người này lại biến mất,... bộ não non trẻ của ta sẽ không nhận được đủ “sự lặp lại” với bất kỳ ai để hình thành các cấu trúc cho phép hệ thống sinh học thần kinh liên quan đến mối quan hệ lành mạnh được phát triển.

Chìa khóa để có được nhiều mối quan hệ lành mạnh trong đời là chỉ nên có một vài mối quan hệ an toàn, ổn định và đầy yêu thương trong những năm đầu đời. Điều này giúp ta có đủ “sự lặp lại” để xây dựng nền tảng – cấu trúc quan hệ nền tảng – cho phép ta tiếp tục nuôi dưỡng những kết nối quan hệ lành mạnh trong giai đoạn sau này. 

Khi một đứa bé sơ sinh hay trẻ mới chập chững biết đi phải lớn lên trong một gia đình mà việc yêu thương được thuê từ bên ngoài, kết quả có thể dẫn đến các hình thức bỏ bê mảnh vụn, và từ đó, các khả năng then chốt liên quan đến mối quan hệ sẽ không thể phát triển hoặc phát triển một cách “còi cọc”.

Vì vậy, điều kiện vật chất đầy đủ chỉ là một yếu tố góp phần giúp trẻ phát triển chứ không phải là yếu tố tiên quyết, chính sự quan tâm, chăm sóc trẻ và tình yêu thương cũng như thời gian của cha mẹ dành cho con cái vào những ngày tháng đầu đời mới thực sự quan trọng nhất.