Rất nhiều mẹ bỉm lo lắng và sợ rằng con mình không biết con mình có đang gặp phải vấn đề nào đó trong quá trình phát triển hay không hay vì sao mà các bạn bè đồng trang lứa đã bập bẹ nói được và phát âm nói rất nhiều vậy là con đang chậm phát triển hay sao? Để có thể chia sẻ cho các mom hiểu biết về vấn đề này hơn thì trên thực tế cuộc sống chăm sóc và nuôi dạy con trẻ thì có gần khoảng 15% các bé nhỏ trong giai đoạn tầm 18 tháng tuổi hoặc ở giai đoạn 2 tuổi thì chưa biết nói, chậm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Dù là như vậy nhưng bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Trước hết hãy từ từ bình tĩnh và cùng con tìm ra nguyên nhân khiến con ngại mở lời (chậm nói). Có thể nói từ giai đoạn này, sau khi tìm hiểu kỹ được lý do chúng ta có thể đưa ra những phương pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho bé yêu của mình một cách phù hợp. Trong trường hợp cần thiết và không thể cải thiện thì lập tức bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và can thiệp kịp thời. Vậy chúng ta nên làm gì để có thể giúp cho con mình khi gặp phải tình trạng gần 2 tuổi mà chưa biết nói? 

Đầu tiên thì bố mẹ hãy kiểm tra ngay thính giác cho con. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến con chậm nói.Khi đưa con đến khám bệnh cũng có thể nói với bác sĩ để có thể kiểm tra kỹ hơn để có thể đảm bảo rằng bé nhà mình không hề mắc phải vấn đề gì liên quan đến thính giác. Bố mẹ cũng nên dành thời gian thường xuyên nói chuyện, tương tác với con của mình nhiều hơn. Hãy thường xuyên dành khoảng thời gian trong ngày để chú ý, quan sát, theo dõi hành động và tương tác với con. Trong khoảng thời gian này, việc theo dõi con rất quan trọng nên bố mẹ cần lưu ý quan sát con thật kỹ để biết con của mình có hứng thú với điều gì, hay con mình thường xuyên nhìn, quan tâm đến đồ vật nào nhất và thích lựa chọn dành thời gian chơi với những món đồ chơi nào nhất. Nhờ vào những ưu điểm này bố mẹ có thể tận dụng và gọi tên những món đồ hay thứ nào đó con thích và trò chuyện với trẻ về nó. Điều này cũng là một cách có thể giúp thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn. Phải thật kiên trì, đừng nản lòng khi gặp phải vấn đề này mà hãy thực hiện lập đi lập lại và lâu dài, điều này cũng có thể đem đến những tác động tích cực tới quá trình phát triển ngôn ngữ của con.