2.4.1.2 Câu ngôn hành và vị từ ngôn hành:

a) Phát ngôn ngữ vi (Câu ngôn hành):

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.

VÍ DỤ: Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến.

  → Bản thân người nói khi phát ngôn “hứa” cũng đồng thời đã thực hiện hành động hứa hẹn với người

- Những điều kiện của câu ngôn hành:

  1. Thứ nhất, câu có biểu thức ngôn hành, nghĩa là câu có chứa vị từ gọi tên hành động nói đang được thực hiện (vị từ ngôn hành)
  2. Thứ hai, câu ngôn hành phải được dùng ở ngôi nhân xưng thứ nhất. Nếu đó là ngôi thứ hai hay ngôi thứ ba thì câu ấy là câu trần

  - VÍ DỤ:  câu không phải là câu ngôn hành mà là câu tường thuật nhưng có chứa vị từ ngôn hành:    Có người đề nghị đi chơi kìa!

  1. Thứ ba, câu ngôn hành phải đươc dùng ở hiện tại, không có dấu hiệu chỉ quan hệ thời gian như đã, sẽ, đang, vừa,... Như thế thì câu nói mới có thể đồng thời là cái hành động được nó biểu hiện, nếu vị từ ấy được dùng trong mệnh đề phụ (trạng ngữ hay bổ ngữ) hoặc không ở hiện tại thì câu đó không phải là câu ngôn hành.

   - VÍ DỤ: Hôm qua tôi có hứa là sẽ đến.

b) Vị từ ngôn hành:

  - Vị từ ngôn hành là vị từ làm hạt nhân của câu ngôn hành

     VÍ DỤ: Tôi hứa từ nay tôi sẽ chăm học.

 → Câu trên là câu ngôn hành, biểu thức ngôn hành là tôi hứa... Và “hứa” là vị từ ngôn hành làm trung tâm của biểu thức ngôn hành đó. 

  - Tính chất ngôn hành chỉ tồn tại trong những ngữ huống phát ngôn mà chúng ta gọi là câu ngôn hành. Trong câu không phải là câu ngôn hành thì vị từ ngôn hành chỉ là vị từ bình thường.

  - Ngoài đặc điểm biểu đạt hành động được thực hiện khi làm hạt nhân của câu ngôn hành, vị từ ngôn hành vẫn chỉ là một vị từ bình thường, có thể tham gia làm vị ngữ của bất kì dạng nào như trần thuật, cảm thán,...và nếu được chuyển loại từ loại thành danh từ, nó còn có thể là chủ từ trong từ.

  - Không phải vị từ nào cũng có thể làm hạt nhân cho câu ngôn hành: phải là những vị từ biểu thị những hành động chỉ có thể thực hiện bằng lời nói.

2.4.1.3 Hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp:

a) Hành động ở lời trực tiếp:

- Là những hành động được sử dụng đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng. Nói cách khác theo Yule (một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ) thì khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có hành vi ngôn ngữ trực tiếp.

  VÍ DỤ: Hành vi cầu khiến

   “Tôi xin được phát biểu ý kiến”

 → Từ “xin” ngỏ ý với người nào đó, mong muốn cho hoặc làm cho điều gì, thể hiện sự khiêm tốn, lễ phép,...

 - Sử dụng hành động ngôn ngữ trực tiếp sẽ hạn chế hiện tượng mơ hồ về nghĩa. Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể nói thẳng ra ý định của mình, vì vậy người ta hay mượn hành vi ngôn ngữ này để biểu đạt hiệu quả ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác.

b) Hành động ở lời gián tiếp:

- Trong thực tế giao tiếp, khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, không phải khi nào ý định của người nói cũng trùng với những điều nói ra, mà nhằm hướng tới điều khác, thực hiện ý đồ khác, khi đó chúng ta có hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

 - Nói gián tiếp là điều phổ biến trong ứng xử ngôn ngữ. Mọi lúc mọi nơi mọi người đều có thể sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp một cách tự nhiên. Với hành vi ngôn ngữ gián tiếp “người ta có thể nói được nhiều hơn cái người ta đã nói ra; hoặc tạo ra những hiệu quả tu từ phong phú như khôi hài, châm biếm,..là phương thức che đậy ý đồ cá nhân, tạo không khí hài hòa trong giao tiếp”.

   VÍ DỤ: Hãy giữ môi trường luôn xanh- sạch- đẹp     

2.4.2 Nghĩa hàm ẩn. Tiền giả định và hàm ngôn:

2.4.2.1 Nghĩa hàm ẩn:

- Nghĩa hầm ẩn là ý nghĩa không được hiển hiện trực tiếp rõ ràng ở trong câu nói mà phải thông qua suy luận mới biết.

- Ví dụ:

A chơi cờ vua không hơn gì B. (Có ý là đánh giá thấp khả năng chơi cờ của A).

A chơi cờ vua không kém gì B. (Có ý đánh giá cao khả năng chơi cờ của B).

- Phân loại tổng quát nghĩa hàm ẩn:

  1. Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên:

• Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên: Được suy ra một cách ngẫu nhiên.

Ví dụ: Chị A đưa con đi bệnh viện.

(1) Chị A có con.

(2) Con chị A bị ốm.

• Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (cố ý): Được truyền đạt một cách có ý định.

Ví dụ: A: Cậu giúp mình làm bài tập nhé.

B: Tớ nhức đầu quá.

B không trả lời câu hỏi của A mà cố ý nói về sức khỏe của mình không tốt

hàm ý từ chối làm bài tập giúp A.

- Phân loại ý nghĩa hàm ẩn:

• Tiền giả định (kí hiệu pp’): Những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn gồm: Tiền giả định nghĩa học và tiền giả định dụng học.

• Hàm ngôn (kí hiệu là imp): Những nội dung có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó. Gồm: Hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn dụng học.

- Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn cố ý (không tự nhiên):

 Cơ chế tổng quát: Dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng học, từ quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, đến quy tắc chi phối các hành động ngôn ngữ, quy tắc lập luận và các quy tắc hội thoại. Trên cơ sở đó:

• Người nói tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ngữ dụng, sẽ tạo ra ý nghĩa tường minh.

• Người nói một mặt tôn trọng các quy tắc ngữ dụng và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình, sẽ tạo ra ý nghĩa hàm ẩn cố ý.

▪ Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Cố ý thay đổi cách xưng hô hàm ẩn sự thay đổi về quan hệ giao tiếp.

Ví dụ: Anh nhân viên trẻ A phát hiện ra bác đồng nghiệp B lớn tuổi có một cô con gái xinh xắn. Anh ta bèn thay đổi gọi B từ “bác” sang “bố” tạo ra nghĩa hàm ẩn “ Con muốn làm con rể bố”.

▪︎ Sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Cố ý vi phạm các điều kiện sử dụng hành vi ở lời nhằm truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn.

Ví dụ: Thầy hỏi một học sinh vào lớp muộn: “Bây giờ là mấy giờ rồi?” (Hàm ý: phê bình, cảnh cáo).

▪︎ Sự vi phạm quy tắc lập luận: Cố ý không hoàn tất các bước lập luận.

Ví dụ: Xế chiều 30 tết:

Chồng: Anh tin là em sẽ không đến “Dạ hội năm mới” với chiếc váy áo kiểu cũ.

Vợ: Ôi! Anh thật chu đáo quá!

Chồng: Vì vậy anh chỉ mua trước một vé.

▪︎ Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: Cố ý vi phạm các quy tắc điều khiển cấu trúc, chức năng của hội thoại.

Ví dụ: A: Cậu có biết C đang ở đâu không?

B: Có cái xe SH trước phòng cái D đấy.

Ở ví dụ này B đã vi phạm một cách cố ý qui tắc hội thoại: Hỏi - Trả lời thành Hỏi – Miêu tả để ngầm trả lời cho A.

▪︎ Phương châm cộng tác hội thoại của Grace và ý nghĩa hàm ẩn.

• Sự “xúc phạm” phương châm về lượng.

      Ví dụ: A: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

B: Từ khi tôi mặc chiếc áo mới đứng đây đến giờ, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Trong trường hợp này B vi phạm nguyên tắc về lượng vì lượng tin cung cấp nhiều hơn lượng cần. Hàm ý khoe mẻ nhiều hơn trả lời câu hỏi của A.

• Sự “xúc phạm” phương châm về chất.

      Ví dụ: A: Cái Thủy có bản lĩnh đấy chứ.

   B: Cái Thủy ấy à? Một tảng bê tông, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán.

   Hàm ý rằng: Thủy là một người cứng cỏi, không dễ bắt nạt.

• Sự “xúc phạm” phương châm về quan yếu.

      Ví dụ: A: Này, lại xem tin giật gân này. Đáng sợ thật đó.

       B: Tôi buồn ngủ quá.

       Hàm ý là không quan tâm đến chuyện đó.

• Sự “xúc phạm” phương châm về cách thức.

      Ví dụ: Chồng: Bé A hôm nay ngoan lắm, phải thưởng cho bé cái gì chứ?

Vợ: Bờ anh sắc nhé!

       Hàm ý chưa muốn cho con biết để

chờ xem ý kiến của chồng hoặc sợ con đòi ăn ngay mà họ chưa chuẩn bị kịp.