2.4. Ngữ nghĩa học dụng pháp:

2.4.1 Hành động ngôn từ:

2.4.1.1 Hành động ngôn trung, hành động tạo ngôn và hành động xuyên ngôn:

a) Khái niệm:

Ví dụ: Mai cho Lan mượn quyển sách, và lúc này Lan có thể dùng:

- Thái độ tươi cười, vui vẻ...để thể hiện sự cảm ơn của mình.

- Dùng lời nói: mình cảm ơn bạn nhiều nha.

Qua Ví dụ trên “cảm ơn” được thể hiện bằng ngôn ngữ, được thực hiện ngay trong diễn ngôn, ta gọi là hành động ngôn ngữ, hành vi cảm ơn.

=>  - Hành động ngôn ngữ là hành động tạo ra 1 phát ngôn (diễn ngôn) trong 1 cuộc giao tiếp.

  - Hành động ngôn ngữ là hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.

   Là hành động xã hội (đòi hỏi sự liên kết, tương tác)

  • Gồm 3 phạm trù chính: hành động tạo lời, hành động mượn lời, hành động ở lời
  • Được biểu thị bằng các động từ nói năng trong các ngôn ngữ

b) Các hành động ngôn ngữ

  • Hành động tạo ngôn:

Hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu... để tạo ra 1 hình thức phát ngôn về nội dung và hình thức.

Một bộ phận của hành động tạo lời (tạo ngôn) đã là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền dụng học.

Ví dụ: để có phát ngôn “cháu đi học đây” thì ta phải tạo ra nó bằng cách phát âm ta (nói ra).

  • Hành động xuyên ngôn:

Là hành vi mượn ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra 1 hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói.

Ví dụ:

  1. Nghe thông báo trên đài phát thanh: ngày mai, 25 tháng 7 ở hà nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh, sức gió cấp 4 cấp 5.... Số người nghe thì rất lo lắng, tỏ ra bưc mình nếu họ là những người làm ở xa cơ quan, 1 số khác trái lại thì thờ ơ, số khác thì vui mừng vì trời sẽ đỡ nóng....
  2. Khi nghe “các em lấy giấy ra làm kiểm tra” thì người nghe ở đây là các em học sinh sẽ có phản ứng lo lắng, hoang mang, 1 bên thì lấy giấy ra làm bài nhưng 1 bên thì sẽ hỏi nhau tại sao lại làm kt....như vậy câu này đã tác động, gây ra phản ung cua người nghe. Cô giáo nói câu “các em lấy giấy ra làm kiểm tra” đã thực hiện 1 hành động mượn lời
  • Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn.
  • Có những hiệu quả mượn lời là đích của 1 hành vi ở lời và có những hiệu quả không thuộc đích của 1 hành vi ở lời.

Ví dụ: khi nghe phát ngôn sai khiến: đóng cửa lại! Người nghe (sp2) có thể đứng dậy đi ra cửa và đóng nó lại, người nghe cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu...thì đóng cửa là hiệu quả mượn lời là đích của 1 hành vi ở lời, hiệu quả không thuộc đích của 1 hành vi ở lời là bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu khi nghe lệnh.

  • Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không có qui ước.
  • Hành động ngôn trung:

Khái niệm:

  •  là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng.
  • Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng gây ra 1 phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nghe.

Ví dụ: hỏi, mời, khuyên, chào, chúc, ra lệnh, khẳng định...

  • Là “đơn vị tối thiểu của giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Searle), nằm trong những “cặp kế cận”
  •  Đòi hỏi đích, niềm tin, kế hoạch và hành động

Ví dụ: “ba khuyên con nên nghiêm túc học hành”.

“mẹ cấm con ra đường vào giờ này”

 Hành vi khuyên/cấm được thực hiện bằng lời nói. Nói xong phát ngôn trên, chủ thể đã thực hiện được hành động khuyên/cấm đối với người nghe và có tác động trực tiếp đến người nghe, buộc người nghe phải thực hiện.

  • Là hành động nói được thực hiện bằng 1 lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn trung).

Lực ngôn trung và đích ngôn trung:

Được dùng làm tiêu chí nhận diện hành động ngôn trung bởi vì cùng 1 mục đích ngôn trung lại có thể được thực hiện bằng những lời mang lực ngôn trung khác nhau.

  • Đích ngôn trung (đích ở lời): Đích của hành động ngôn trung được thỏa mãn khi đạt hiệu quả ở lời
  • Lực ngôn trung (lực ở lời):
  • Là tác động hầu như tức thì buộc vai nói phải hồi đáp lại đối với hành động ở lời của người phát ngôn
  •  Là thành phần nội dung liên cá nhân của của phát ngôn chứa hành động ở lời
  • Thể hiện qua sự hồi đáp của người tiếp nhận hành động ở lời
  • Ví dụ: a) các em quay về đi                 b) các em quay về đi nhé!

Đều có đích ngôn trung cầu khiến (người nói yêu cầu người nghe thực hiện hđ đi về) nhưng ở (a) đích ngôn trung cầu khiến được thực hiện bằng Lực ngôn trung mạnh, mang tính cầu khiến, yêu cầu áp đặt sp2 thực hiện, còn ở (b) đích ngôn trung cầu khiến được thực hiện bằng Lực ngôn trung nhẹ hơn, mang tính cầu, khuyến khích người nghe thực hiện hành động nhưng theo ý muốn sp2, không mang tính bắt buộc

c) Điều kiện sử dụng hành động ở lời nói:

Định nghĩa:

  • Muốn thực hiện một hành động nào đó, cần phải có điều kiện.
  • Điều kiện sử dụng hành động ở lời là những điều kiện mà 1 hành động ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó.

Ví dụ: trong hành vi hứa hẹn chân thật, người hứa hẹn có ý định thật sự thực hiện lời hứa của mình.

Điều kiện sử dụng các hành động ở lời theo searle (điều kiện thỏa mãn)

Searle đã điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của astin và gọi đó là những điều kiện sử dụng, hay điều kiện thỏa mãn các hành động ở lời, gồm bốn điều kiện:

(a) Điều kiện nội dung mệnh đề: điều kiện chỉ ra nội dung của hành động ở lời

NDMĐ có thể là 1 mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tính hay miêu tả), hay 1 hàm mệnh đề (đối với câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có 2 khả năng có hoặc không …)

NDMĐ có thể là hành động của người nói (hứa hẹn), hay 1 hành động của người nghe (lệnh, yêu cầu)

(b) Điều kiện chuẩn bị: những hiểu biết của người nói về của người nghe (về năng lực, lợi ích, ý định, trách nhiệm… của người nghe) và về quan hệ giữa người nói với người nghe

(c) Điều kiện tâm lí (điều kiện chân thành): trạng thái tâm lí tương ứng của người nói, thích hợp với hành động ở lời mà người mình đưa ra.

(d) Điều kiện căn bản: kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành động ở lời đó được phát ra.

Ví dụ: Hành động “hứa” (tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến)

NDMĐ: Hành động A trong tương lai của người nói

ĐKCBi: A có lợi cho người nghe; người nói tin rằng có thể thực hiện được A; Người nghe mong muốn A được thực hiện.

ĐKTL: Người nói chân thành mong muốn thực hiện A

ĐKCBa: Nhằm dẫn đến việc người nói thực hiện A.