2.3.2 Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu:

Căn cứ vào cái gọi là điều kiện chân ngụy, quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu có thể tách thành năm quan hệ sau đây :

2.3.2.1. Phỏng nghĩa

Hai câu có quan hệ phỏng nghĩa khi có cùng nghĩa.

(7)           (7a) Ông là thầy giáo của chị.

     (7b) Chị là học trò của ông.

(8)           (8a) Ông hiệu trưởng bước vào văn phòng lúc 2 giờ.

                       (8b) Lúc 2 giờ ông hiệu trưởng bước vào văn phòng.

(9)           (9a) Mẹ thường con cuốn sách.

     (9b) Mẹ thưởng cuốn sách cho con.

(10)         (10a) Tôi đánh nó.

     (10b) Nó bị tôi đánh.

Những cặp câu (a), (b) trên đây, kể cả hai câu (6a) và (6b) được cho là cùng nghĩa vì không thể có chuyện câu này đúng mà câu kia sai và ngược lại. Thực ra giữa hai câu tương ứng vẫn có nhiều dị biệt về cấu trúc thông tin (chẳng hạn thông thường ở (7a) ông là thông tin cũ, còn là thầy giáo của chị là thông tin mới, trong khi (7b) là thầy giáo cùa chị là thông tin mới và chị là thông tin cũ; nói cách khác, câu trước nói về quan hệ của ông với chị, còn câu sau nói về quan hệ của chị với ông), về sự nhấn mạnh thông tin (chẳng hạn thời điểm ông hiệu trưởng bước vào văn phòng câu (8a) được nhấn mạnh hơn câu (8b)). Như thế, cũng như hiện tượng đồng nghĩa từ, gần như không thể có hai câu đồng nhất về nghĩa 100%.

2.3.2.2. Mâu thuẫn

Hai câu có quan hệ mâu thuẫn khi câu này đúng thì câu kia sai và ngược lại. Trong quan hệ mâu thuẫn, không thể chọ cả hai câu đều đúng. Ví dụ :

(11)         (11a) Anh ta thức.

               (11b) Anh ta ngủ.

Hiển nhiên, các câu (11a) và (11b) khổng bao giờ cùng đúng hay cùng sai.

2.3.2.3. Tương phản trên

Hai câu có quan hệ tương phản trên khi không thể cùng đúng nhưng có thể cùng sai.

(12)         (12a) Nghe những câu đùa tếu, bao giờ cô cũng hé môi cười.

               (12b) Nghe những câu đùa tếu, không bao giờ cô hé môi cười.

               (12c) Nghe những câu đùa tếu, thỉnh thoảng cô có hé môi cười.

Hiển nhiên, các câu (12a) và (12b) không bao giờ cùng đúng nhung cả hai có thể cùng sai vì có thể xảy ra tình hình như câu (12c).

2.3.2.4. Tương phản dưới

Hai câu có quan hệ tương phản dưới khi không thể cùng sai nhưng có thể cùng dúng.

(13)         (13a) Một số người thức.

   (13b) Một số người ngủ.

2.3.2.5. Kéo theo

Hai câu có quan hệ kéo theo khi câu này đúng thì câu kia đúng. Ví dụ:

(14)         (14a) Tôi mới mua một con chó Nhật.

(14b) Tôi mới mua một con chó.

Cần lưu ý nếu câu (14a) đúng thì câu (14b) phải đúng; nhưng ngược lại, câu (14b) đúng thì không chắc câu (14a) đã đúng.

Trong rất nhiều trường hợp, các quan hệ ngữ nghĩa trên đây là kết quả của quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ. Chẳng hạn, các cặp (6a) và (6b), (7a) và 7b) có quan hệ phỏng nghĩa là vì chứa các từ thuộc quan hệ trái nghĩa phương hướng hay nghịch đảo. Hai câu (12a) và (12b) có quan hệ tương phản trên vì chúng có những từ ngữ trái nghĩa thang độ - giữa hai cực: bao giờ cũng - không bao giờ, ta còn có điểm trung gian: thỉnh thoảng. Hoặc các câu (14a) và (14b) có quan hệ kéo theo là vì tồn tại quan hệ bao nghĩa: chó Nhật trong câu trước là hạ danh, mà chó trong câu sau là thượng danh.

Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp đó, không thể đồng nhất quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Bởi vì quan hệ sau được xác định dựa vào điều kiện chân ngụy, tức là tính chất đúng hay sai của một nhận định, một điều không thể tồn tại cấp độ từ ngữ. Điều này lộ rõ nếu ta so sánh các cặp câu (11a), (11b) và (13a), (13b) với nhau, cả hai cặp câu này đều sử dụng hai từ có quan hệ trái nghĩa lưỡng phân thức - ngủ, nhưng cặp trước là nhận định có tính chất toàn thể trong khi cặp sau có tính chất cục bộ, dẫn đến quan hệ ở cập trước là mâu thuẫn, còn cặp sau là tương phản dưới.

2.3.3 Các khái niệm tham tố, chu tố, diễn tố, diễn trị và vai nghĩa. Những vai nghĩa thông dụng.

Như đã biết, câu thường có thành phần nghĩa biểu hiện. Đó là nghĩa đề cập đến một sự tình (sự việc, sự thể) nào đó trong hiện thực. Mỗi sự tình có một cấu trúc, thường bao gồm lõi là một vị tố và các tham thể xung quanh.

2.3.3.1 Diễn trị/Kết trị:

Thuật ngữ kết trị chỉ được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học từ cuối những năm 40 của thế kỉ XX để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các lớp hạng đơn vị ngôn ngữ nói chung, hay còn gọi là khả năng kết hợp của vị từ và các tham thể xung quanh trong câu nói (cấu trúc vị từ- tham thể).

Ví dụ: This song is written by my best friend.

        TTBB          Vị tố            TTBB

          Ngày 8-3,  tôi     tặng    cho mẹ   một bó hoa hồng.

TTMR   TTBB    VT      TTBB        TTBB

2.3.3.2 Vị tố:

Vị tố là hạt nhân của sự tình, là trung tâm làm cốt lõi. vị tố thường được mã hóa thành các vị ngữ (với trung tâm là vị từ). Các yếu tố ở vị tố cho biết sự thể do câu diễn đạt mang tính động hay không động (tĩnh).

Ví dụ: Chú chó này thật dễ thương. Vị tố ở đây là “dễ thương”- Vị tố tĩnh.

Chú mèo trèo lên cây. Vị tố ở đây là “trèo”- Vị tố động.

2.3.3.3 Tham thể/ tham tố/ vai nghĩa:

Tham thể là các thực thể có liên quan, tham gia vào sự tình. Hay nói rõ hơn, trong mỗi câu nói có một vị từ trung tâm làm cốt lõi và các nhân tố tham gia vào chính sự việc mà câu phản ánh (xoay xung quanh động từ vị ngữ), biểu thị một vai nghĩa nào đó. Các tham thể thường được mã hóa qua các chức năng cú pháp như chủ ngữ, bổ ngữ hay trạng ngữ (được biểu hiện bằng danh ngữ, giới ngữ hay cú)

 “Chú chó này thật dễ thương”. “Chú chó” ở đây là tham thể bắt buộc.

“ Tôi mượn cậu ấy một quyển sách”. “Tôi” là chủ thể, “cậu ấy” là đối thể và “quyển sách” là đích thể.

Việc đánh giá một vai nghĩa bắt buộc hay không bắt buộc phải đặt trong quan hệ với vị từ trung tâm.

Có hai loại tham thể: Chu tố (tham thể không bắt buộc) và diễn tố (tham thể bắt buộc)

 2.3.3.4 Chu tố:

Những vai nghĩa không bắt buộc thì được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là chu tố.

Chu tố tham gia vào sự tình còn có những vai nghĩa khác. Chu tố là một loại tham tố không bắt buộc, không nhất thiết phải có mặt để cho sự tình có thể được gọi tên bằng vị từ trung tâm. Chúng chỉ là các điều kiện về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích... Và có mặt ở nhiều loại từ vị khác nhau.

Ví dụ : Trong câu phản ánh sự tình “chạy”có thể có những tham tố chỉ nơi chạy, hướng chạy, chỉ đích, chỉ điểm xuất phát…Những tham tố này không cần phải có mặt mà sự tình “chạy” vẫn được thực hiện. “Cậu ấy chạy rất nhanh”.

Chu tố là tham tố có thể có (không bắt buộc) bên cạnh các diễn tố, chỉ các tình huống như thời gian, nơi chốn, phương thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, kết quả… của sự tình.

Ví dụ: Trên trời có đám mây xanh. “Có đám mây xanh” là chu tố.

2.3.3.5 Diễn tố:

Những vai nghĩa bắt buộc được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là diễn tố.

Diễn tố là loại tham tố cần và đủ, có số lượng nhất định cho từng từ vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung ngữ vị đó. Đó là những vai nghĩa được giả định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ mà nếu thiếu đi thì cái sự tình hữu quan không thể thực hiện, không còn là nó nữa. Có thể nói, diễn tố là tham tố quan trọng không thể thiếu của khung ngữ vị từ, là đặc trưng cho từng loại vị từ và chỉ có mặt ở từng loại vị từ nhất định.

Ví dụ: Một sự tình bơi, chạy, nhảy phải có diễn tố (người hoặc vật) thực hiện. Thiếu đi diễn tố này, không thể tồn tại sự tình bơi, chạy, nhảy.

“Cậu ấy biết bơi”. Diễn tố ở đây là “cậu ấy”

“Bơi” -> Sai

Tuy nhiên, diễn tố có thể vắng mặt trong câu nhưng vẫn được người đọc, người nghe hiểu ngầm.

Ví dụ: Trong cái sự tình được gọi là “Mất rồi”, diễn tố không có mặt nhưng chúng ta vẫn ngầm hiểu là có một cái gì đó hay một người nào đó vừa ở trạng thái mất.

Diễn tố thường do danh ngữ đảm nhận, cũng có khi diễn tố là đại từ (nhân xưng).

*Sự phân biệt diễn tố và chu tố còn phụ thuộc vào loại vị từ, loại hình sự tình. Một vai nghĩa như nơi chốn chỉ là chu tố khi ở cạnh một vị từ hành động (ăn, ngủ, chơi..) nhưng lại là diễn tố khi ở cạnh một vị tố chỉ sự tồn tại (có, còn, xuất hiện..)

Ví dụ: Trên trời có đám mây xanh (trên trời là diễn tố)

Trong sân trẻ em đang đá bóng ( trong sân là chu tố)

2.3.3.6 Các vai nghĩa (semantic role) thông dụng:

- Người hành động: Là chủ thể của một hành động có chủ ý và chỉ tác động đến bản thân.

Ví dụ: Tôi đi học. Tôi đi chơi.

- Người tác động: Là chủ thể của một hành động có chủ ý và tác động vào một đối tượng nhất định.

Ví dụ: Tôi mua một quyển sách. Tôi làm hư laptop.

- Lực tác động: Chỉ sức mạnh tự nhiên tác động đến một đối tượng.

Ví dụ: Lũ lụt cuốn trôi đồ đạc của người dân. Bão làm gãy các cây ven đường.

- Người/ vật bị tác động: Thể hiện đối tượng của sự tác động.

     Ví dụ: Tôi làm rớt laptop.

- Người/ vật bị di chuyển: Thể hiện đối tượng của sự tác động nhưng không bị biến đối sau khi bị tác động.

     Ví dụ: Ba tôi đổi chỗ kệ sách.

- Vật tạo tác: Là vật được làm ra, chưa hiện hữu trước.

     Ví dụ: Công ty đó xây dựng tòa cao ốc này.

- Người/ vật mang trạng thái: Chỉ người/ vật mang một trạng thái hay một tính chất vật chất.

     Ví dụ: Em bé ngủ.

- Người nhận: Khi vị từ có ý nghĩa “cho”, “gửi” thì đối tượng của nó đóng vai người nhận:

     Ví dụ: Tôi tặng mẹ một bó hoa nhân ngày 8/3.

- Địa điểm: Chỉ vị trí xảy ra sự tình.

     Ví dụ: Cuốn sách ở nhà.

- Người/ vật sở hữu

     Ví dụ: Tôi mượn cậu ấy một cuốn sách.

- Thời gian: Chỉ thời điểm, thời lượng, sự lặp lại, quan hệ thời gian của sự tình.

     Ví dụ: Tôi hẹn cậu ấy đi chơi vào chủ nhật.

- Khoảng cách: khoảng cách không gian và những khoảng cách được diễn đạt theo phép ẩn dụ như một khoảng cách không gian.

     Ví dụ: Em đi bộ từ nhà đến trường

         Họ đã chuyển từ tình bạn đến tìnhyêu.

- Công cụ: Chỉ công cụ của hành động do vị từ biểu thị.

     Ví dụ: Đi bằng xe

- Nguyên nhân: Chỉ nguyên nhân của sự tình, không có “người tác động” trong câu.

     Ví dụ: Trời mưa làm tôi bị ướt

- Mục đích: chỉ mục đích của sự tình.

     Ví dụ: Anh ấy kiếm tiền vì muốn mua giày.

Chú ý: Các vai nghĩa trên đây không phải lúc nào cũng tách biệt, mà có thể có sự chồng chéo.