Phương pháp giáo dục STEAM đang dẫn đầu xu hướng giáo dục cho trẻ nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Vậy STEAM là gì? và vì sao phương pháp này càng lúc càng phổ biến? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
STEAM là gì?
STEAM là sự kết hợp của 5 lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), và Mathematics (Toán học).
Chương trình học STEAM được chuẩn bị với xu hướng áp dụng cao, khuyến khích học sinh tìm ra nhiều giải pháp từ việc khai thác nguồn kiến thức đa dạng. Phương pháp này giúp học sinh thích thú với việc học hơn, tạo điều kiện cho các bạn liên hệ thực tế và thích ứng với tương lai.
Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM
1. Phát triển sự sáng tạo
Phương pháp STEAM kết hợp linh hoạt giữa vừa học vừa chơi, giúp khơi dậy khả năng sáng tạo mà vẫn không làm áp lực lên quá trình phát triển của trẻ. Khi vận dụng phương pháp này, trẻ sẽ xem mỗi tiết học như một cơ hội để khám phá, kích thích khả năng tư duy và kết nối thực tiễn, ghi nhớ sâu hơn. Trẻ được học theo cách mình muốn và chủ động trước thế giới xung quanh mà không bị ép buộc hay ảnh hưởng tới trải nghiệm sáng tạo.
2. Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề
Áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ phát triển kỹ năng phân tích tình huống và giải quyết vấn đề tốt hơn. Đặc biệt, khi trẻ trang bị kỹ năng sống ngày từ nhỏ, sẽ giúp hình thành khả năng tư duy linh hoạt và kỹ năng giải quyết tình huống hiệu quả.
3. Khuyến khích trẻ nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá
Thay vì thụ động tiếp thu kiến thức, trẻ khi học phương pháp STEAM sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm, và tự đưa ra câu hỏi cho đề tài của mình. Điều này giúp quá trình học của con có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn và chủ động rèn luyện tư duy phản biện.
4. Nâng cao khả năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm trở thành một kỹ năng quan trọng trong học tập hay công việc. Phương pháp STEAM trang bị cho trẻ cách hoạt động nhóm làm sao cho hiệu quả và tối ưu nhất. Thông qua quá trình làm việc cùng nhau, trẻ có thể phát triển khả năng giao tiếp, tự tin hơn trong môi trường học tập và dễ hoà nhập trong cuộc sống.
5. Rèn luyện sức bền bỉ
Triết lý của STEAM luôn mong muốn trẻ nhìn nhận thất bại là cơ hội để phát triển, việc đạt điểm cao hay thấp không còn quan trọng đối với việc học. Điều tiên quyết cần nhớ là mỗi lần gặp khó khăn, trẻ phải tập trung xem xét những lỗi sai và rút kinh nghiệm để điều chỉnh sao cho đúng hơn.
6. STEAM truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Nếu chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức theo kiểu truyền thống sẽ dễ gây cảm giác gò bó với trẻ, lứa tuổi học sinh thường thích học từ sở thích, từ cơ hội khám phá. STEAM khơi dậy cảm giác học hứng thú cho con, trẻ được tự do khám phá những điều mình thích, học từ kiến thức thực tế, và tìm tòi những điều bản thân chưa biết.
7. Khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ
Ở thời đại phát triển mạnh của công nghệ, việc con tiếp xúc với thiết bị điện tử sớm là điều phụ còn e ngại. Tuy nhiên, phương pháp STEAM giúp trẻ tiếp thu, khai thác công nghệ một cách chủ động, xem công nghệ hiện đại là công cụ hỗ trợ phát triển tư duy, hấp thụ kiến thức. Đồng thời, đây cũng là cơ hội phát triển mạnh mẽ, sáng tạo hơn trong hành trình lớn lên của con.
Phương pháp STEAM giúp trẻ phát triển kỹ năng gì?
- Kỹ năng làm việc nhóm: Việc trẻ cùng bạn bè thảo luận, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề sẽ giúp con hiểu được cách tôn trọng ý kiến của nhau và phát huy giá trị của tinh thần đồng đội.
- Kỹ năng đặt vấn đề: Trước mỗi khó khăn hoặc một vấn đề, giáo viên hỗ trợ trẻ xác định và phân tích thông tin, chủ động trước những tình huống mà con sẽ gặp, điều này giúp trẻ tiếp cận vấn đề được khoa học và logic hơn.
- Kỹ năng truy vấn và phản biện: Với phương pháp STEAM, không khuyến khích trẻ tiếp nhận mọi chuyện một cách hiển nhiên, con phải tự đặt câu hỏi cho vấn đề, tìm những giải pháp phù hợp với bản thân, tránh dựa vào những câu trả lời đã có lời giải.
- Kỹ năng quan sát: Trẻ được phát huy khả năng quan sát nhanh nhạy, nhận định tình huống và phân tích hiện tượng, trong quá trình trẻ khám phá cuộc sống của mình, đây là nền tảng phù hợp cho sự phát triển của tư duy.