- Phần 4: https://www.webtretho.com/f/phuong-phap-nuoi-day-con-cai/phan-4-khen-ngoi-tre-the-nao-cho-dung

Phạt hay không phạt?

Những lý do phổ biến của phụ huynh khi phạt con:

“Nếu bây giờ mình mà không phạt chúng nó, rồi có ngày chúng nó có thể phạm tội.”

“Lúc đó tôi giận quá nên cũng chẳng biết làm gì khác.”

“Nếu không phạt làm sao con tôi biết nó đã làm sai gì và sao này không tái phạm nữa?”

“Tôi phạt con tôi vì chỉ khi nào bị phạt nó mới hiểu ra vấn đề”

7 biện pháp thay thế hình phạt

  1. Cho con một giải pháp hợp lý hơn

  2. Thể hiện sự không hài lòng

  3. Thể hiện mong muốn của mình

  4. Chỉ cho con cách phải sửa chữa lỗi lầm thế nào

  5. Cho con sự lựa chọn

  6. Hành động

  7. Cho trẻ tự nhận thức được hậu quả của cách cư xử chưa đúng mực

Các phụ huynh có thể kết hợp nhiều biện pháp để xử lý một tình huống, có thể làm từng bước từ “cảnh cáo” đến các “biện pháp mạnh” hơn.

Tình huống số 1: Con bạn chạy nhảy và nghịch phá trong siêu thị

Bước 1: Cho con giải pháp hơp lý hơn

Không nên: Con cứ như cái con khỉ trong rạp xiếc ấy! Tối nay không xem TV nhé!

Nên: Con chọn cho mẹ 3 quả chanh to được không?

Bước 2: Thể hiện rõ sự không đồng tình (nhưng không xúc phạm con)

Không nên: Mẹ mà còn thấy con chạy lung tung nữa là mẹ cho ăn đòn đấy nhé!

Nên: Mẹ rất không hài lòng về con lúc này! Người bán hàng sẽ rất là khó chịu khi trẻ con cứ chạy lung tung giữa các gian hàng.

Bước 3: Cho con sự lựa chọn

Không nên: Này thì chạy này! (Phát vào mông con)

Nên: Billy, không được chạy nữa. Bây giờ mẹ có 2 lựa chọn cho con: một là con đi, một là con ngồi vào trong xe đẩy. Con chọn đi.

Bước 4: Hành động

(Con bạn tiếp tục chạy nhảy và nghịch phá)

“Mẹ hiểu là con lựa chọn ngồi vào trong xe đẩy.” (Đặt con ngồi vào trong xe đẩy)

Bước 5: Để con tự hiểu hậu quả của việc không cư xử đúng

Nếu trẻ tiếp tục hư, chúng ta có thể rời khỏi siêu thị. Không cần giáo huấn, trẻ sẽ tự hiểu hậu quả của việc không cư xử đúng.

(Trong một lần đi siêu thị khác)

Mẹ đi đâu đấy ạ? – Mẹ đi siêu thị.

Mẹ cho con đi với. – Hôm nay thì không con ạ.

Sao lại không được ạ? – Con thử nói cho mẹ tại sao nào.

Vì con đã chạy lung tung trong siêu thị. – Con nói đúng rồi đấy.

Con xin lỗi mẹ. Cho con đi lần này được không mẹ? – Còn nhiều dịp con ạ. Nhưng hôm nay thì không.

Tình huống thứ 2: Con trai mượn cưa của bố rồi quên cất để mưa ướt.

Bước 1: Nói rõ mong muốn của mình

Đối với trẻ, chỉ cần một trong số những biện pháp này là đủ để trẻ hành động có trách nhiệm hơn.

(Nói rõ cảm xúc của mình) Bố rất là giận con vì dùng xong mà không cất cái cưa mới của bố vào. Bây giờ nước mưa vào gỉ hết rồi.

(Nói rõ mong muốn của mình) Bố mong là lần sau khi con mượn đồ của bố thì sẽ trả ngay sau khi dùng xong và không bị hỏng hóc gì.

(Đưa ra giải pháp) Bây giờ con cần dùng cái cọ sắt này và chà thật mạnh. Khi nào làm xong thì phủ một lớp dầu để bảo vệ cưa. – Con sẽ làm ngay ạ.

Bước 2: Cho con lựa chọn

Con có 2 lựa chọn: hoặc là được mượn đồ của bố và trả ngay, hoặc là không được mượn.

(Nếu trẻ vẫn tiếp tục quên)

– Bố, tủ đựng dụng cụ của bố bị khoá rồi ạ.

– Đúng rồi. Hiện tại bố muốn đảm bảo là đồ của bố để đúng chỗ.

KẾT:

Phần 5 cũng là phần kết của chương trình chia sẻ về chủ đề “Nói sao cho trẻ nghe lời” kéo dài trong 5 phần với các chuyên đề cũng là các quy tắc lớn giúp giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đạt hiệu quả.

  1. Giúp trẻ giải quyết cảm xúc

  2. Tăng cường sự hợp tác từ trẻ

  3. Khích lệ tính độc lập của trẻ

  4. Nói sao cho trẻ nghe lời

  5. Phạt con sao cho đúng? Hay các biện pháp thay thế hình phạt

Phạt con sao cho đúng? Hay các biện pháp thay thế hình phạt