Vào khoảng thời gian sắp 7 tuổi, bé thường rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm. Trong khi người lớn bị trầm cảm thường nằm ủ rũ, mệt mỏi thì bé lại thể hiện sự lo lắng bằng những hành động thái quá...


Theo các chuyên gia tâm lý, cuộc sống bận bịu thời hiện đại làm nhiều người cha, người mẹ không còn thời gian quan tâm đến con. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tăng động, giảm tập trung ở bé.


Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM), đây là một bệnh lý về thần kinh, xuất hiện ở bé trước 7 tuổi, 12% bé ở độ tuổi đi học có những triệu chứng này.


hình ảnh


Tăng động, thiếu tập trung có thể là bệnh nhưng cũng có thể là triệu chứng của một rối loạn thần kinh khác. Tuy nhiên, bệnh chỉ được xác định khi có tối thiểu 6 triệu chứng và kéo dài liên tục trong 6 tháng. Ngoài ra, những biểu hiện này của bé xảy ra trong gia đình và trường học.


Phần lớn nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, vào khoảng thời gian sắp 7 tuổi, bé thường rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm.


Trong khi người lớn bị trầm cảm thường nằm ủ rũ, mệt mỏi thì bé lại thể hiện sự lo lắng bằng những hành động thái quá hay khuấy động không gian yên tĩnh để tạo sự chú ý của người khác.


Triệu chứng của bé bị kém tập trung:


- Không chú ý chi tiết và hay phạm lỗi do lơ đễnh.


- Khó tập trung chú ý khi học và chơi.


- Thường có vẻ không nghe khi được nói trực tiếp.


- Không theo kịp và hoàn thành công việc.


- Khó tổ chức công việc.


- Tránh né, không thích làm việc cần tập trung trí tuệ.


- Thường làm mất đồ.


- Thường quên công việc hàng ngày.