Dạy trẻ lớp 1 đánh vần là việc quan trọng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn con nhanh tiếp thu, học hiệu quả. Để có những cách dạy con đánh vần hiệu quả, cha mẹ hãy tham khảo một số phương pháp sau đây.
Thời gian nào phù hợp nên dạy trẻ lớp 1 đánh vần?
Để quá trình dạy con đánh vần có hiệu quả, cha mẹ nên dành thời gian đánh giá về mức độ sẵn sàng của trẻ. Về cơ bản, hành trình này sẽ có sự khác nhau của mỗi trẻ, thông thường, trẻ từ 4-6 tuổi là độ phù hợp tiếp nhận cách đánh vần nhất. Bên cạnh đó, một số trẻ có khả năng nhận thức tốt, tư duy mạch lạc, thời gian có thể sớm hơn các bạn đồng chang lứa.
Ngoài ra, một số dấu hiệu mà trẻ cho thấy bản thân đã sẵn sàng học đánh vần như:
- Trẻ có hứng thú với sách hay truyện.
- Trẻ có khả năng nhận biết mặt chữ và phát âm rõ ràng từng chữ trong bảng chữ cái.
- Trẻ có thể phát âm tròn chữ đối với từng âm khác nhau trong một từ.
- Trẻ có thể đoán được mặt chữ khi nghe âm thanh tương ứng.
4 bước dạy trẻ lớp 1 đánh vần từ dễ đến khó
Bước 1: Làm quen với bảng chữ cái và các dấu thanh cơ bản
Trước khi trẻ có thể đánh vần được thành thạo, cha mẹ cần cung cấp nền tảng cho con, đó là bảng chữ cái tiếng Việt và các dấu thanh cơ bản. Trẻ cần phân biệt được những điều đơn giản trước khi đến với các bước học tiếp theo.
Bước 2: Luyện tập đánh vần những từ cơ bản
Ở giai đoạn này, cha mẹ phải thường xuyên cùng con ôn luyện đánh vần và tập cho con học những từ quen thuộc, bởi lẽ trẻ đang làm quen với việc học này, nên khi rèn luyện nhiều thì kỹ năng của bé sẽ phát triển nhanh hơn.
Một số từ đơn giản, cha mẹ có thể học cùng con:
- Bà: bờ - a - ba - huyền - bà/ bà
- Cơm: ơ - mờ - ơm - cờ - ơm - cơm/ cơm
Bước 3: Đánh vần những từ ghép và từ láy
Nếu con đã có thể làm quen với các từ đơn giản, cha mẹ hãy cùng con đánh vần các từ láy và từ ghép. Từ ghép được tạo thành bởi 2 từ đợn trở lên và tách ra đều mang nghĩa riêng. Còn từ láy được tạo thành bởi 2 từ đơn trở lên, thường giống nhau.
Ví dụ:
- Từ ghép: Ăn cơm: ă - nờ - ăn, ơ - mờ - ơm - cờ - ơm - cơm/ ăn cơm
- Từ láy: Xa xa: a - xờ - a - xa, a - xờ - a - xa/ xa xa
Bước 4: Đánh vần những câu đơn và câu ghép
Đây là bước mà trẻ có thể tự mình đọc sách, truyện mà không cần sự giúp đỡ từ người khác. Để con có thể thành thạo cách đọc câu đơn và câu ghép, phụ huynh nên cho trẻ đánh vần từng từ trong câu trước khi đọc cả câu.
Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề, trong khi đó, câu ghép là câu có nhiều mệnh đề được nối lại bằng các liên từ.
Ví dụ:
- Câu đơn: Con học bài
- Câu ghép: Con học bài còn mẹ nấu cơm
Những sai lầm phụ huynh dễ mắc phải khi dạy trẻ đánh vần quá sớm
- Gây căng thẳng, áp lực cho trẻ: Một vài phụ huynh vẫn có tình trạng ép buộc con học khi trẻ chưa sẵn sàng, thậm chí không chỉ la mắng mà còn dùng đòn roi để áp lên trẻ. Vô hình chung làm trẻ căng thẳng và chán ghét việc học.
- Hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng tư duy, ngôn ngữ, sáng tạo vô cùng tốt. Tuy nhiên, trẻ sẽ mất đi sự ham tìm tòi và hứng thú học hỏi nếu bị ép học quá sớm và nặng nề.
- Khiến trẻ cảm thấy chán nản và giảm khả năng tập trung: Các bạn nhỏ thường rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xung quanh, vì thế, nếu bó buộc trẻ học trong thời gian liên tục quá dài, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và cực kỳ mất tập trung