Học toán hiệu quả là điều mà cha mẹ vẫn luôn băn khoăn trong hành trình học tập của con. Trong thực tế, toán học sẽ trở nên thú vị và dễ hiểu hơn nếu biết áp dụng những phương pháp phù hợp cho con.
1. Khơi dậy đam mê học tập và rèn luyện tinh thần tự giác
Hãy để con chủ động đối với kiến thức mà trẻ phải tìm hiểu, đừng ép buộc con phải học thuộc bảng cửu chương, phải làm quá nhiều bài, nên đi từ sự tò mò và niềm yêu thích môn học một cách tự nhiên. Vì toán là những con số vô cùng khô khan, nên trẻ sẽ khó thích thú khi vừa tiếp xúc với môn học này, hãy cùng con trải nghiệm qua những bài toán nhỏ nhằm khơi dậy sự tò mò khám phá của con, chẳng hạn “Con có 3 quả táo, nếu mẹ cho thêm 2 quả thì con có tất cả bao nhiêu?”
2. tập trung ghi nhớ kiến thức cốt lõi, không bỏ qua phần lý thuyết
Lý thuyết là nền tảng quan trọng để làm tốt được môn toán, dù có nhiều hướng đi đến đâu nhưng nếu không bám chắc vào lý thuyết cũng dễ chệch khỏi quỹ đạo của chắc chắn. Khi đã nắm được cốt lõi của lý thuyết, học sinh có thể học theo nhiều cách khác nhau như sơ đồ tư duy, bảng tổng hợp công thức hoặc chỉ cần đánh dấu màu sắc đơn giản phù hợp, dễ nhớ.
3. Lên kế hoạch học tập rõ ràng, có lộ trình hợp lý
Phải có lộ trình rõ ràng đối với việc học toán, quá trình càng chi tiết thì việc thực hiện càng suôn sẻ và vững chắc. Hãy chia nhỏ từng phần và từng chuyên đề để học, cùng với lộ trình học tập một tuần rõ ràng. Để làm nhuần nhuyễn được toán, học sinh phải dành thời gian nhiều để ôn lại kiến thức và luyện tập bài tương ứng, để quá trình tiếp thu được diễn ra nhanh và hiệu quả.
4. Làm bài theo trình tự từ dễ đến nâng cao
Hãy bắt đầu làm toán theo thứ tự từ dễ đến khó, bởi lẽ, khi đi từ câu dễ, con có cơ hội tạo đà cho đầu óc, giúp tâm lý tích cực có thể chiến đấu với những câu sau. Việc đi từ cơ bản trước giúp người học thoải mái, tự tin đón nhận những câu hỏi nâng cao phía dưới mà không chịu nhiều áp lực.
5. Học nhóm để trao đổi kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau
Học nhóm là cơ hội để trao đổi những thắc mắc trong quá trình tiếp nhận kiến thức, việc làm nhóm hỗ trợ nhau về cơ hội chia sẻ thắc mắc và cùng nhau giải đáp, đem đến nhiều chuyển biến tích cực hơn về cách giải cho những bài toán khó. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân sẽ có một điểm mạnh riêng, khi được nghe giải thích cùng kết quả của bạn bè sẽ giúp kiến thức được nhớ lâu hơn.
6. Không ngần ngại thử nhiều phương pháp khác nhau
Học toán không bao giờ có giới hạn bởi lời giải hay phương pháp nào, mỗi người sẽ có cách tiếp cận và xử lý thông tin khác nhau, chính vì vậy, việc thử sức với nhiều cách thức khác nhau để tìm được hướng đi phù hợp với bản thân vô cùng cần thiết. Việc thử nhiều phương pháp sẽ giúp tăng sự hứng thú với việc học, xây dựng được lộ trình riêng để bản thân phát triển.
7. Tự rút ra bài học từ những sai lầm khi làm bài
Việc mắc lỗi khi thực hiện học toán là chuyện rất dễ xảy ra, thậm chí điều này còn giúp bạn thấy được những lỗi sai mình phải sửa đổi. Với mỗi lần mắc lỗi, học sinh phải đào sâu vào kiến thức cốt lõi để xem bản thân đã phạm phải lỗi nào, việc phân tích những sai lầm sẽ giúp người học nhận ra và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Để chinh phục được môn toán, thời gian là chìa khóa quan trọng đối với người học. Không dừng lại ở việc tự học, mỗi người sẽ thích hợp với phương pháp khác nhau, đồng thời rèn luyện kỹ năng tư duy và linh hoạt trước những đề bài nhằm mang lại hiệu quả cho kết quả học tập.