Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đã và đang là ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục. Giai đoạn mầm non là bước đầu vô cùng quan trọng cho trẻ phát triển cả ngôn ngữ, trí tuệ lẫn thể chất. Hãy cùng khám phá các phương pháp dưới đây!

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non qua từng giai đoạn

  • Giai đoạn 0 - 12 tháng: Đây là giai đoạn trẻ tiếp nhận và làm quen với âm thanh đơn giản xung quanh.
  • Giai đoạn 12 - 18 tháng: Bắt đầu với những phản hồi đầu tiên, bập bẹ những từ đơn giản như “mẹ”, “ba”,...
  • Giai đoạn 18 - 24 tháng: Trẻ có thể giao tiếp những câu ngắn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Giai đoạn 2 - 3 tuổi: Trẻ đã có thể giao tiếp ổn định hơn, bắt đầu kể những câu chuyện dài hơn.
  • Giai đoạn 3 - 5 tuổi: Trẻ bắt đầu thời kỳ phát triển ngôn ngữ mạnh nhất. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể nhận thức về sự vật, sự việc, có khả năng kể những câu chuyện dài và mô tả chi tiết cụ thể.

Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

1. Dạy trẻ tập luyện nghe và nói đúng

Những trẻ ở độ tuổi mầm non thường có xu hướng học theo những gì trẻ nghe và thấy xung quanh, đây được xem là phản xạ tự nhiên. Vì thế mà cha mẹ phải tận dụng tốt thời điểm này để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho con. 

2. Cùng đọc sách với trẻ

Thông qua việc đọc sách, trẻ sẽ tiếp thu nhanh chóng các từ ngữ mà con nghe được đồng thời sẽ phát triển kỹ năng tư duy đối với nội dung câu chuyện, trẻ sẽ học được cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với tình huống khác nhau, nâng cao khả năng ngôn ngữ từ cuộc sống.

3. Tổ chức các trò chơi trau dồi vốn từ

Khi cha mẹ cùng con tham gia các trò chơi sẽ giúp trẻ học được cách giao tiếp, phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cảm thấy hứng thú với việc trao đổi trực tiếp. Có thể cùng trẻ tham gia vào các hoạt động vừa học vừa chơi như đoán từ, ghép nhạc, hay chơi flashcard,... những hoạt động này khuyến khích trẻ phát huy được khả năng ngôn ngữ và giúp mở rộng vốn từ phong phú, sinh động hơn.

4. Dạy trẻ tập vẽ, tập viết đúng

Cha mẹ hãy khuyến khích con vẽ ra những gì con suy nghĩ, điều này giúp trẻ có thể truyền tải ý tưởng thông qua hình ảnh, giúp kích thích tư duy trẻ thông qua những mô tả mà con đang nghĩ đến. Hoặc phụ huynh cho con thuyết trình lại ý tưởng của mình, điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng truyền đạt thông tin và giúp con diễn đạt câu từ rõ ràng hơn.

5. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Việc trò chuyện thường xuyên với con sẽ giúp con nghe và học được nhiều từ vựng mới, mở rộng được vốn ngôn ngữ và cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp. Việc đặt câu hỏi, động viên con trả lời và nói ra suy nghĩ cũng giúp trẻ học cách lắng nghe, giao tiếp đạt hiệu quả hơn.

6. Vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ

Phương pháp phù hợp là một trong những điều quan trọng để phụ huynh chú ý khi chọn trường cho con. Chính vì thế, cha mẹ phải tìm hiểu kỹ về các phương pháp giáo dục để xem con mình phù hợp với phương pháp không để trang bị cho trẻ môi trường học tốt. 

Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ từ sớm

Quá trình phát triển ngôn ngữ giúp trẻ nâng cao được kỹ năng từ vựng, đồng thời, giúp con có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý kiến cũng như giao tiếp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển ngôn ngữ khi còn nhỏ sẽ rèn luyện khả năng sáng tạo và tư duy logic cho con, trẻ có thể tự tin nói lên ý kiến cũng như quan điểm cá nhân một cách rõ ràng.

Kích thích não bộ của trẻ phát triển

Đây là lúc não bộ con phát triển mạnh mẽ, trẻ ham hỏi và tò mò khám phá những điều mới. Chính vì thế, khi được tiếp xúc với ngôn ngữ ở độ tuổi này, việc tiếp thu sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp con mở rộng được khả năng giao tiếp và kích thích khả năng tư duy, phát triển bộ não của trẻ toàn diện.