Thường thì khi nuôi con, ông bà, cha mẹ chỉ chăm chăm quan tâm đến chiều cao, cân nặng của bé, mà quên mất thể trạng, vóc dáng cũng là yếu tố cần phải bảo vệ.

Trong đó, cần lưu tâm đến vấn đề trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống. Bởi đây là bệnh học đường khá phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

GIAI ĐOẠN CẦN LƯU TÂM ĐẾN CỘT SỐNG CỦA TRẺ

Trong thời gian Cửa Sổ Vàng, cột sống sẽ phát triển mạnh nhất, 3 phần cong của xương sống đều hình thành trong giai đoạn này.

Ở 3 tháng đầu tiên sau khi sinh, xương sống của trẻ sơ sinh tương đối mềm, thẳng tắp và không hề có đốt cong. Bắt đầu từ tháng thứ 3, phần cong của xương sống mới bắt đầu nhú lên, thông qua gáy và lưng tạo nên đốt cong thứ nhất hay chính là phần lồi trước xương cổ.

Giai đoạn 2: Xuất hiện từ tháng thứ 6

Khi được 6 tháng, bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ, bởi đốt cong thứ hai ở cột sống ngực hình thành.

Bé 1 tuổi bắt đầu tập đi và hình thành đốt cong thứ ba ở cột sống nằm ở phần xương thắt lưng. Phần xương eo sẽ lồi ra phía trước.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ BỊ GÙ LƯNG, CONG VẸO CỘT SỐNG

Tỉ lệ gây bệnh gù lưng, cong vẹo cột sống do yếu tố gen di truyền không quá cao. Chỉ chiếm 11% trong số các nguyên nhân gây ra bệnh về cột sống ở trẻ.

Nếu ba mẹ làm một số hành động sai lầm, cột sống của bé sẽ bị tổn thương và gây ra những bệnh như gù lưng, đau nhức vai, cong vẹo cột sống… ảnh hưởng tới vóc dáng và thể chất của bé về sau:

Người lớn bế trẻ sai tư thế: Giai đoạn này xương sống của bé khá mềm. Nếu bế không đúng sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn hết xuống phần xương cổ, xương sống của bé cũng bị đè nén và phát triển dị dạng. Bế như thế nào cho đúng? Cửa Sổ Vàng đã từng chia sẻ, cha mẹ có thể tìm lại để đọc.

Ôm hãm trẻ suốt cả ngày: Nhiều ông bà, cha mẹ sợ con con khóc, ngủ không ngon, thường xuyên ôm bé trong lòng. Việc này sẽ khiến bé chỉ quen ngủ khi được người lớn ôm, lại có hại cho hô hấp và khiến xương cột sống phát triển lệch, dễ gây ra gù lưng.

Cho bé nằm võng: Cho bé nằm võng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cong vẹo cột sống, dễ bị so vai và gù lưng ở trẻ. Chiều cong của võng sẽ tác động lên cột sống vốn rất mềm, và chưa được vôi hóa của trẻ.

Trẻ mang vác nặng lệch về một phía: Xuất phát từ việc trẻ đeo cặp sách nặng bị lệch cột sống do phải dồn lực về một bên để kéo cặp nặng.

Trẻ ngồi học không đúng tư thế: Trẻ ngồi sai tư thế thì rất dễ khiến cho cột sống bị vẹo. Ngồi viết cúi quá hoặc nằm bò ra bàn tì ngực vào bàn, vở để quá xa tầm mắt của trẻ, tư thế một tay chống đầu một tay viết bài… Những tư thế này khiến góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù. Không kịp thời điều trị thì cột sống dễ bị cong vẹo.

Cho trẻ tiếp xúc với điện thoại trong thời gian dài: Đây là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại do thói quen cho con dùng điện thoại để dụ bé ăn, dụ bé đi ngủ làm hại cột sống của bé khi mà bé luôn nằm, ngồi không đúng tư thế khi dùng thiết bị này quá lâu.

Nguồn Cửa sổ vàng Nguyễn Duy Cương